Bệnh gút không trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng nhưng ảnh hưởng gián tiếp đến sinh lý nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy, nam giới bị bệnh gút có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn cương dương cao, khoảng hơn 30% so với người bình thường. Nếu bạn cũng đang thắc mắc: Bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Sự ảnh hưởng của bệnh gút tới tinh trùng và sinh lý nam giới

Gút là bệnh lý xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ. Bệnh gây sưng khớp, đau nhức dữ dội, xuất hiện đột ngột làm người bệnh suy giảm sức khỏe và tinh thần. Khi đó, cơ thể sẽ bị suy nhược và ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng, số lượng tinh trùng.

Các tinh thể muối urat ngoài lắng đọng tại khớp thì còn có thể tích tụ tại thận gây ra biến chứng suy thận. Mà theo y học cổ truyền, thận không chỉ đóng vai trò đào thải chất độc mà còn là nơi tàng tinh, chủ mệnh môn, duy trì chức năng sinh lý. Do đó, theo quan điểm của y học cổ truyền, người bệnh gút thường bị suy giảm sinh lý, giảm ham muốn trong đời sống vợ chồng.

Gần đây, một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người mắc gút có khả năng bị suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm. Nguyên nhân là do trong quá trình điều trị gút, người bệnh thường phải sử dụng thuốc nên tiềm ẩn nguy cơ gây suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến tần suất và chất lượng sinh hoạt tình dục. Do đó, bệnh gút cũng góp phần làm tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. 

Benh-gut-co-the-lam-anh-huong-toi-chat-luong-va-so-luong-tinh-trung.png

Bệnh gút có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tinh trùng

Giải pháp cải thiện bệnh gút, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến tinh trùng

Bệnh gút ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh lý của nam giới nói riêng. Do đó, để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến sinh lý nam giới thì phương pháp điều trị cần phải kết hợp song song giảm nồng độ axit uric máu và tình trạng sưng đau khớp. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện bệnh gút hiệu quả cần áp dụng sớm:

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình tiến triển của bệnh gút. Do đó, để ngăn ngừa bệnh gút tiến triển và hạn chế sự ảnh hưởng đến tinh trùng, người mắc nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như sau:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin như thịt bò, cá biển, tôm, cua, tim, gan...
  • Thay thế đạm động vật bằng đạm thực vật có trong ngũ cốc, các loại hạt, rau củ quả...
  • Hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia, các chất kích thích vì có thể làm giảm khả năng bài tiết axit uric của thận, khiến cơn đau gút dễ tái phát hơn.
  • Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng cách uống nhiều nước, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép hoa quả, trà...
  • Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, tránh vận động quá sức vì có nguy cơ gây ra các chấn thương làm khởi phát cơn gút cấp.

Uong-nhieu-nuoc-se-giup-tang-cuong-dao-thai-axit-uric-hieu-qua.png

Uống nhiều nước sẽ giúp tăng cường đào thải axit uric hiệu quả

Sử dụng thuốc tây điều trị bệnh gút theo chỉ định 

Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh gút cần đảm bảo 2 mục tiêu chính là cải thiện nhanh tình trạng sưng đau khớp và kiểm soát nồng độ axit uric máu để ngăn ngừa tái phát. Do đó, có 2 nhóm thuốc chính thường được chỉ định trong điều trị gút, đó là:

  • Thuốc cắt cơn đau gút: Một số thuốc thường dùng như colchicin, ibuprofen, naproxen, corticoid... Sử dụng các thuốc này sẽ  giúp giảm đau gút, tuy nhiên người bệnh không nên dùng lâu ngày vì tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày - tá tràng, rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng gan... Cần theo dõi các biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng để điều chỉnh liều một cách hợp lý. 
  • Thuốc hạ axit uric máu: Một số thuốc thường được chỉ định để giảm axit uric máu là allopurinol, probenecid, febuxostat... Các thuốc này sẽ giúp ức chế tổng hợp hoặc tăng cường thải trừ axit uric ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý về một số tác dụng không mong muốn của thuốc như rối loạn tiêu hóa, sỏi thận...

Dung-thuoc-tay-dieu-tri-benh-gut-co-the-anh-huong-den-chat-luong-tinh-trung.jpg

Dùng thuốc tây điều trị bệnh gút có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng

>>> XEM THÊM: Xếp hạng 12 thuốc trị gout phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh gút an toàn

Kết hợp sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh gút là phương pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, kể cả khi sử dụng trong thời gian dài. Thêm vào đó, một số thảo dược cũng đã được nghiên cứu chứng minh có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh gút. Có thể kể đến một số thảo dược có tác dụng tốt đối với bệnh gút như:

  • Trạch tả: Đây là thảo dược đã được sử dụng từ lâu để hỗ trợ tăng cường chức năng thận, lợi tiểu, tăng đào thải axit uric. Nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc đã chỉ rõ, trạch tả có công dụng giúp tăng cường chuyển hóa và đào thải độc tố của thận. Đồng thời giảm sưng đau khớp do cơn gút cấp gây ra.
  • Ba kích, nhàu: Có tác dụng bổ thận, tráng dương, cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
  • Hạ khô thảo, nhọ nồi, hoàng bá: Giúp điều hòa khí huyết, giải độc, làm mát gan. Cả 3 thảo dược này đều có tác dụng tích cực trong việc làm giảm triệu chứng viêm, đau tại khớp.
  • Thổ phục linh: Có tác dụng trừ phong thấp, lợi gân cốt, giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn, giảm tình trạng đau sưng tại khớp do gút.

Người bệnh nên sử dụng kết hợp đồng thời các loại thảo dược này để đạt hiệu quả toàn diện giúp cải thiện bệnh nhanh chóng hơn. Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị gút có thể dùng trong thời gian dài mà không lo ngại về tác dụng phụ.

Phuong-phap-dung-thao-duoc-cai-thien-benh-gut-duoc-nhieu-nguoi-ap-dung.jpg

Phương pháp dùng thảo dược cải thiện bệnh gút được nhiều người áp dụng

Gút là bệnh xương khớp nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới nếu không có biện pháp kiểm soát tốt. Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Bệnh gút có ảnh hưởng đến tinh trùng không?” cũng như giải pháp cải thiện hiệu quả. Ngoài ta, nếu bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được chuyên gia giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6164278/ 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30065172/ 

https://www.issm.info/sexual-health-qa/can-gout-affect-sexual-health-and-performance