Phẫu thuật hạt tophi có nguy hiểm không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Hạt tophi là biến chứng và cũng là triệu chứng bệnh gút mạn tính. Khi hạt tophi phát triển lớn sẽ gây vỡ, lở loét, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hạt tophi. Vậy phẫu thuật hạt tophi có nguy hiểm không và dùng thêm sản phẩm thảo dược được không?
Hạt tophi ở người bị gút là gì?
Gút là tình trạng viêm khớp đặc trưng với cơn đau đớn tại các khớp. Bệnh hình thành do nồng độ axit uric tăng quá mức cho phép. Axit uric lắng đọng trong cơ thể lâu ngày sẽ tích tụ và kết tinh thành các tinh thể muối urat, lắng đọng tại khớp và gây đau đớn.
Hạt tophi là tập hợp rất nhiều các tinh thể muối urat lắng đọng trong và xung quanh khớp của người bị bệnh. Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn gút mạn tính và có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở ngón tay, cổ tay, vành tai, đầu gối,...
Hạt tophi là biểu hiện bệnh gút đã tiến triển nặng
So với cơn đau gút cấp thì hạt tophi ít khi gây đau đớn cho người mắc. Tuy nhiên, nếu không có biện pháp kiểm soát tốt, chúng sẽ xuất hiện nhanh và nhiều hơn. Kích thước cũng lớn dần, gây biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp và có thể dẫn tới tàn phế.
Phẫu thuật hạt tophi có nguy hiểm không?
Theo chuyên gia, với trường hợp người bị gút có hạt tophi nhỏ sẽ chưa cần phẫu thuật mà chỉ cần dùng thuốc nội khoa kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình hình chuyển biến xấu thì phương pháp phẫu thuật buộc phải được cân nhắc. Một số trường hợp cần can thiệp ngoại khoa như:
- Sử dụng thuốc nội khoa không có hiệu quả.
- Hạt tophi có kích thước quá lớn gây chèn ép thần kinh, làm suy giảm chức năng vận động của khớp.
Cần phẫu thuật hạt tophi nếu kích thước quá lớn
- Hạt tophi bị viêm loét, vỡ hay hoại tử cần phẫu thuật để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Khớp xương bị phá hủy dần.
Phẫu thuật hạt tophi ở người bị gút không quá phức tạp, tỷ lệ thành công cao nên người bị gút không cần quá lo lắng nếu buộc phải thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà người bệnh có thể chủ quan, vẫn có tỷ lệ nhỏ gặp rủi ro trong quá trình phẫu thuật, nhiễm trùng sau phẫu thuật… Do đó, bạn cần cân nhắc, thực hiện đúng các bước trước, trong và sau phẫu thuật theo hướng dẫn để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Làm sao để phòng ngừa và kiểm soát sự phát triển của hạt tophi?
Hạt tophi xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo bệnh gút đã chuyển sang giai đoạn nặng. Chính bởi vậy, người bị gút cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để kiểm soát bệnh cũng như ngăn chặn sự tiến triển của hạt tophi hiệu quả. Nếu đang bị gút và có hạt tophi, bạn cần:
- Tăng cường các loại thực phẩm có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như: Cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam,...
- Ăn nhiều rau củ quả như: Rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh,...
- Uống nhiều nước để tăng cường đào thải axit uric, nên uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
Uống nhiều nước giúp kiểm soát hạt tophi
- Nên thay thế mỡ động vật bằng các loại dầu thực vật như: Dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng,... để giảm bớt lượng chất béo vào cơ thể.
- Khi chế biến, nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như: Nội tạng động vật, thịt bò, hải sản....
- Tránh uống rượu, bởi rượu làm gia tăng axit uric trong máu, ngăn cản thận thải axit uric và khiến hạt tophi ngày càng phát triển nhanh hơn.
Đỗ Ngọc