Gút là bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Cũng bởi vậy mà bệnh gút đau ở đâu trước là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về bệnh gút, triệu chứng cũng như cách hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này, bạn hãy dành 3 phút tìm hiểu thông tin trong bài viết sau!

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút là một rối loạn chuyển hóa gây lắng đọng các tinh thể urat trong tổ chức hoặc bão hòa axit uric ở dịch ngoại bào, dẫn đến các biểu hiện tại khớp sụn xương tổ chức dưới da và thận. Axit uric thường vô hại và hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung ở khớp và gây viêm, sưng, đau đớn cho người bệnh.

Bệnh gút gây sưng, đau tại khớp

Bệnh gút gây sưng, đau tại khớp

Có một số nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng cao như: Do chế độ ăn thiếu lành mạnh; Bị thừa cân, béo phì; Mắc một số bệnh như: Huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa; Sử dụng thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau trong thời gian dài,…

Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa khiến chỉ số axit uric trong máu sản sinh nhiều hơn và chức năng thận bị suy giảm làm chúng không được đào thải ra ngoài một cách hiệu quả.

Bị bệnh gút đau ở đâu trước?

Bệnh gút gây ra những cơn đau đớn dữ dội tại khớp. Do đó mà bị bệnh gút đau ở đau trước luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Theo các chuyên gia, cơn gút cấp thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, gần 70% xảy ra trước tiên ở khớp bàn chân hoặc ngón chân cái với những dấu hiệu: Sưng tấy đỏ, phù nề, căng bóng, cảm giác nóng và đau dữ dội, ngày càng gia tăng ngay cả khi chạm nhẹ. Sau đó, vị trí đau có thể thay đổi lên bàn chân, cổ chân, cổ tay, khuỷu và có số ít là ở khớp háng, vai, cột sống. Bên cạnh đó sẽ xuất hiện các hạt tophi ở khớp xương khiến khớp nổi những cục u, biến dạng, nguy hiểm hơn có thể viêm nhiễm, nhiễm trùng.

Bệnh gút gây sưng, đau tại khớp

Bệnh gút gây đau ở khớp ngón chân cái

Các cơn đau bệnh gút thường xuất hiện khi ăn thức ăn giàu chất đạm, uống rượu bia hoặc tập thể lực quá sức. Triệu chứng bệnh gút có thể kéo dài từ 5-7 ngày, rồi giảm dần và hết hẳn. Sau đó, người bệnh hoàn toàn thấy bình thường cho tới khi cơn đau cấp tái phát. Thông thường, cơn đau gút cấp tái phát 1-2 lần mỗi năm, khoảng cách các cơn đau về sau sẽ được rút ngắn lại, gây hạn chế vận động, thậm chí có thể tử vong do suy thận hoặc tai biến mạch máu.

Cải thiện bệnh gút bằng cách nào?

Để giảm axit uric máu, phòng ngừa cơn đau gút, người bệnh cần thay đổi một số thói quen trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể:

- Chế độ dinh dưỡng: Người bị gút không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purin. Các thực phẩm cần hạn chế là: Nội tạng động vật như gan, lòng, cật, tim, tiết; Thịt đỏ như thịt muối, phô mai; Hải sản như tôm, cua, nghẹ... Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu hạt các loại.

Người bị gút nên hạn chế ăn nội tạng động vật

Người bị gút nên hạn chế ăn nội tạng động vật

- Tránh rượu bia, chất kích thích: Người bị gút cần hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá và chất kích thích vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa axit uric của cơ thể.

- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi: Để bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Vừa giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ bệnh gút.

- Tập luyện đều đặn: Thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý không tập luyện quá sức vì có thể gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng axit uric.

- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Một trong những phương pháp giúp kiểm soát bệnh gút được nhiều người tin tưởng lựa chọn hiện nay là sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng. Các sản phẩm này an toàn, không gây tác dụng phụ mà tiện lợi, không cần sắc nấu như những bài thuốc đông y thông thường. Tiêu biểu nhất hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ trạch tả, nhọ nồi, ba kích… Sản phẩm được chuyên gia đánh giá cao và hàng nghìn người sử dụng cho thấy hiệu quả tích cực.

Trạch tả tốt cho người bị gút

Trạch tả tốt cho người bị gút

Bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin về bệnh gút đau ở đâu trước cũng như giải pháp cải thiện hiệu quả nhờ sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ trạch tả. Hãy áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt điều độ và sử dụng sản phẩm thảo dược mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện, bạn nhé!.

Đỗ Ngọc