Axit uric máu cao là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gút. Cũng bởi vậy mà khi có chỉ số axit uric cao uống thuốc gì luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nếu đang có những băn khoăn này thì mời bạn tìm hiểu về các loại thuốc giảm axit uric trong máu phổ biến thường được sử dụng hiện nay ở bài viết sau!

Nguyên nhân làm tăng axit uric máu

Axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó sẽ bị phá hủy và hình thành axit uric. Axit uric được đào thải 80% nhờ thận qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Trong quá trình chuyển hóa, khi nguồn tạo thành axit uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm cho chúng bị giữ lại trong máu. Lượng axit uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/lít) với nam và 60 mg/l (360 micromol/lít) với nữ là chỉ số bình thường. Nếu vượt qua chỉ số này thì chứng tỏ bạn đang bị tăng axit uric máu.

 89.jpg

Axit uric máu là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể

Có một số nguyên nhân khiến chỉ số axit uric trong máu tăng cao như: Do chế độ ăn thiếu lành mạnh; Bị thừa cân, béo phì; Mắc một số bệnh như: Huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa; Sử dụng thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau trong thời gian dài,… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân gốc rễ gây bệnh gút là do cơ thể bị rối loạn chuyển hóa khiến axit uric sản sinh nhiều hơn và chức năng thận suy giảm, làm chúng không được đào thải ra ngoài một cách hiệu quả mà tích tụ trong máu.

Axit uric máu cao uống thuốc gì?

Nếu đang băn khoăn vì không biết khi bị axit uric máu cao uống thuốc gì thì bạn có thể tham khảo các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng dưới đây:

1. Thuốc giảm axit uric máu Allopurinol

Allopurinol là loại thuốc giảm tổng hợp axit uric và có thể chuyển hóa thành oxypurinol đào thải qua thận nhanh chóng. Liều dùng khởi đầu của Allopurinol thường được khuyến cáo là 100 mg/ngày. Liều lượng này sẽ tăng dần lên sau mỗi 2 – 4 tuần cho đến khi đạt được nồng độ axit uric trong máu về ngưỡng cho phép. Sử dụng Allopurinol trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như: Ban đỏ, kích ứng dạ dày ruột, hội chứng Steven-Johnson…

 62.jpg

Thuốc Allopurinol giúp giảm axit uric trong máu

2. Thuốc Lesinurad (RDEA 594)

Loại thuốc giảm axit uric máu này được đưa ra thị trường vào năm 2015. Cơ chế đầu tiên của thuốc là khả năng ức chế men URAT1. Đồng thời, thuốc có tác dụng lên các kênh như OAT1, OAT3 và cả OAT4 giúp tránh tình trạng tương tác thuốc.

3. Thuốc Febuxostat

Thuốc Febuxostat được sử dụng vào năm 2009 với mục đích điều trị tăng axit uric trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh gút. Loại thuốc này thường được chỉ định dùng hạ axit uric máu ở người bệnh bị dị ứng với thuốc Allopurinol. Tuy nhiên, Febuxostat không chỉnh định dùng ở trường hợp tăng axit uric trong máu nhưng không có triệu chứng bệnh gút. Thuốc thanh thải chủ yếu qua gan nên dùng được ở những bệnh nhân có chức năng thận bị suy giảm.

 Thuốc Allopurinol giúp giảm axit uric trong máu

 Thuốc Febuxostat giảm axit uric máu

4. Thuốc Probenecid

Đây là thuốc ức chế men URAT1, tuy nhiên, thuốc chưa được sử dụng nhiều trên lâm sàng bởi thuốc không có tính chọn lọc và tương tác với nhiều loại thuốc khác.

5. Thuốc tiêu hủy axit uric

Nhóm thuốc tiêu hủy axit uric bao gồm Rasburicase và Pegloticase. Hai loại thuốc này được chấp thuận sử dụng điều trị bệnh gút vào năm 2010. Thuốc thường được dùng dưới dạng truyền. Cứ hai tuần truyền 9ml và truyền ít nhất trong 6 tháng. Tuy nhiên, do thuốc có tính hạ axit uric trong máu nhanh nên có tác dụng phụ là làm tái phát cơn gút. Bên cạnh đó, hai loại thuốc này cũng gây kháng thuốc sau vài tháng điều trị. Một số phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng nhóm thuốc tiêu hủy axit uric như: Khó thở; Đau ngực; Bốc hỏa; Sốc phản vệ…