Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng với người mắc bệnh gút. Cũng bởi vậy mà việc người bị bệnh gút có ăn được cua không luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cụ thể vấn đề này như thế nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.
Những thông tin về bệnh gút
Gút là bệnh xương khớp mạn tính gây ra bởi nồng độ axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (420 micromol/lít với nam và 360 micromol/lít với nữ). Bệnh gây đau dữ dội tại khớp làm ảnh hưởng tới sinh hoạt, công việc của người mắc. Nếu không được điều trị sớm, kịp thời, bệnh gút sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính, cơn đau xuất hiện dày, với mức độ nặng và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: Nổi hạt tophi, tàn phế khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ não…
Bệnh gút gây biến chứng nguy hiểm
Các yếu tố làm tăng nồng độ axit uric có thể kể đến như: Chế độ ăn thiếu lành mạnh; Thừa cân, béo phì; Tiền sử gia đình mắc bệnh gút; Tuổi tác, giới tính… Tuy nhiên, các chuyên gia xác định, nguyên nhân sâu xa khiến chỉ số axit uric máu tăng cao và gây ra cơn đau gút là do rối loạn chuyển hóa làm axit uric sản sinh nhiều hơn và chức năng thận suy giảm khiến chúng không được đào thải ra ngoài một cách hiệu quả.
Người bị bệnh gút có ăn được cua đồng không?
Xét về mặt dưỡng chất, cua đồng là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g cua đồng đã bỏ mai và yếm đi thì có chứa đến 74,4g nước, 2g glucid, 12,3g protid, 3,3g lipid, 5.040mg canxi, 4,7mg sắt cùng nhiều loại vitamin như B1, B2 và PP…
Bị bệnh gút có ăn được cua đồng?
Mặc dù có nhiều tác dụng lợi cho sức khỏe nhưng cua đồng vẫn không được xem là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gút bởi chúng chứa hàm lượng purin cao, dễ làm tăng axit uric máu. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, cua đồng là thực phẩm có tính hàn dễ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, làm các vị trí khớp sưng lâu lành và gây cơn đau nhức trầm trọng hơn.
Bởi vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị người mắc bệnh gút không được ăn cua đồng và các món ăn chế biến từ cua đồng, nhất là người trong giai đoạn gút cấp tính. Bên cạnh đó, nếu bị gút kèm theo tiêu chảy, cảm lạnh, cao huyết áp... thì cũng nên kiêng ăn cua đồng để tránh làm bệnh trầm trọng hơn.
Người bị gút nên ăn thực phẩm nào?
Nếu đang mắc bệnh gút, bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để kiểm soát chỉ số axit uric trong máu và phòng ngừa cơn đau tái phát. Cụ thể, bạn nên:
- Ăn nhiều rau củ quả như: Rau ngót, rau cần, cà rốt, táo, lê, nho...
Người bị gút nên ăn nhiều rau củ
- Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt như: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, hạt kê, vừng đen,...
- Uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để axit uric được đào thải ra ngoài tốt hơn.
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C như: Lựu, cam, bưởi,...