Nếu bạn đang bị bệnh gút thì việc sử dụng các loại thuốc điều trị axit uric cao là cần thiết để kiểm soát cơn đau. Vậy đâu là các loại thuốc giúp giảm nồng độ axit uric máu hiệu quả cao, thường được kê đơn cho người bị bệnh gút sử dụng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Axit uric là gì?
Axit uric là chất thải tự nhiên từ quá trình tiêu hóa các loại thực phẩm có chứa purin. Purin là hợp chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, rượu, bia,… Thông thường, cơ thể đào thải axit uric qua thận và nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu purin trong chế độ ăn uống hoặc khi cơ thể không thể loại bỏ chúng, axit uric có thể tích tụ ở máu.
Chỉ số axit uric dùng để xác định mức axit uric trong máu. Mức axit uric cao được gọi là tăng axit uric máu. Axit uric máu tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến các triệu chứng của bệnh gút và một số bệnh nguy hiểm khác như: Sỏi thận, tim mạch,…
Chỉ số axit uric bao nhiêu là cao?
Chỉ số axit uric bao nhiêu là cao? Thắc mắc này đang được đông đảo mọi người quan tâm và muốn tìm ra câu trả lời chính xác. Việc xét nghiệm máu để đo mức độ axit uric sẽ giúp chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh gút hiệu quả. Khi lượng axit uric máu cao trên 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và trên 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ thì chứng tỏ, bạn đang bị tăng axit uric máu và khả năng mắc gút sẽ rất cao. Tuy nhiên, axit uric cao chưa hẳn là đã bị bệnh gút.
Bạn chỉ được chẩn đoán mắc bệnh gút khi chỉ số axit uric cao hơn bình thường và có cơn đau cấp tại các khớp ở chân, tay. Trong nhiều trường hợp, có người bị đau khớp nhưng nồng độ axit uric vẫn bình thường, chỉ tới khi xét nghiệm dịch khớp mới thấy xuất hiện tinh thể axit uric.
Thuốc điều trị axit uric máu cao
Khi có nồng độ axit uric máu cao, việc sử dụng các loại thuốc giúp giảm axit uric máu là cần thiết bởi nó có thể phòng ngừa cơn đau tái phát hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị axit uric cao bạn nên tham khảo.
Allopurinol
Đây là loại thuốc truyền thống, được sử dụng rộng rãi để làm giảm nồng độ axit uric và hòa tan chúng trong hạt tophi. Tuy nhiên, bạn có thể mất từ 3 – 6 tháng để hòa tan các tinh thể và trong thời gian đó, một cuộc tấn công bệnh gút có thể xảy ra. Bác sĩ thường chỉ định bạn uống với liều thấp, sau đó tăng dần mỗi 2 – 4 tuần hoặc khi cần thiết để thiết lập mức axit uric an toàn.
Allopurinol là một lựa chọn tốt cho những người người bị suy tim sung huyết, bệnh thận nặng hoặc bệnh gan. Tác dụng phụ có thể bao gồm tình trạng phát ban da, buồn ngủ và đau dạ dày; giảm dần tác dụng khi cơ thể bạn thích nghi với thuốc.
>>> Xem thêm: Thuốc Allopurinol và những điều có thể bạn chưa biết
Febuxostat
Thuốc giúp ngăn chặn một loại enzyme phá vỡ purin thành axit uric. Febuxostat an toàn cho những người bị bệnh thận hoặc gan nhẹ đến trung bình. Tác dụng phụ có thể bao gồm kích thích gan, buồn nôn, đau khớp và phát ban. Febuxostat có nguy cơ đông máu cao hơn allopurinol.
Probenecid
Thuốc Probenecid làm giảm axit uric trong cơ thể bằng cách tăng lượng bài tiết qua nước tiểu. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Probenecid nếu bạn gặp khó khăn trong việc bài tiết axit uric, trái ngược với việc sản xuất quá mức. Thuốc Probenecid ít gây tác dụng phụ nguy hiểm nhưng thường không được khuyến khích cho những người bị bệnh thận. Những tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm: Sỏi thận, buồn nôn, nổi mẩn da, đau dạ dày và đau đầu,...
Lesinurad
Đây là thuốc uống làm tăng sự bài tiết axit uric bằng cách ức chế một loại protein gọi là urate Transporter 1 (URAT1), chịu trách nhiệm cho phần lớn sự tái hấp thu axit uric của thận. Nó được sử dụng cùng với chất ức chế xanthine oxidase (XOI), chẳng hạn như allopurinol, để tăng cường hiệu quả cho những người mà bệnh gút không được kiểm soát chỉ bằng các liều XOI tối ưu.
Lesinurad không nên sử dụng mà không có XOI, vì tăng nguy cơ tác dụng phụ như tăng creatinin máu và tác dụng phụ liên quan đến thận bao gồm suy thận. Bệnh nhân nên giữ nước tốt để tránh hình thành sỏi thận. Lesinurad cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
>>> Xem thêm: Điều trị bệnh gút bằng aspirin: Nên hay không?