Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để điều trị gout cấp tính. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, người mắc bệnh gout không nên sử dụng thuốc aspirin. Thực hư vấn đề này như thế nào? Cùng tìm ra câu trả lời chính xác trong bài viết sau!
Có nên điều trị gout cấp tính bằng thuốc aspirin?
Bệnh gout là tình trạng viêm khớp phổ biến, hình thành do nồng độ acid uric tăng cao. Ở mức độ này, acid uric được lắng đọng như các tinh thể urat monostat trong mô của khớp. Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tinh thể urat monosodium, nó gây ra cơn đau và viêm dữ dội.
Trong những cơn gout cấp tính, ưu tiên điều trị bệnh gout lúc này là giảm đau và viêm. NSAID có thể giúp đạt được điều đó. Giữa các cuộc tấn công bệnh gout, mục đích chính trong điều trị là làm giảm nồng độ acid uric ở huyết tương để ngăn ngừa tái phát. Điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng chế độ ăn uống khoa học cùng với các loại thuốc như: Allopurinol, ức chế tổng hợp acid uric, và thuốc uricosuric, làm tăng bài tiết acid uric qua thận.
Nên uống thuốc đều đặn khi bị gout
Aspirin là NSAID và uricosuric ở liều cao. Do đó, thoạt đầu nó có vẻ hợp lý khi sử dụng để điều trị bệnh gout cấp tính. Tuy nhiên, câu chuyện không hề đơn giản như vậy. Khi dùng ở liều thấp, aspirin hoặc các salicylat khác có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu và làm tăng nguy cơ bị bệnh gout. Aspirin cũng có thể can thiệp vào tác dụng của các loại thuốc khác được chỉ định để điều trị bệnh gout.
Vậy dùng aspirin liều cao có hữu ích cho người mắc bệnh gout không?
Như vậy, có thể thấy, việc sử dụng aspirin liều thấp có thể khiến cơn đau gout của bạn nặng nề hơn. Vậy dùng aspirin có được không? Câu trả lời là: Không. Sử dụng aspirin liều cao cũng không mang đến nhiều lợi ích giúp giảm đau gout. Nguyên nhân là do:
- Thứ nhất, tác dụng uricosuric của aspirin chỉ mang đến hiệu quả khi chúng được sử dụng cao hơn liều giảm đau và chống viêm thông thường. Trong khi đó, aspirin có thời gian bán hủy rất ngắn (chỉ khoảng 20 phút). Đây là lý do tại sao bạn phải dùng aspirin 4 - 6 giờ một lần. Điều này có nghĩa là khó để duy trì nồng độ aspirin liên tục trong phạm vi uricosuric mà không có nguy cơ quá liều và các tác dụng phụ khác.
- Thứ hai, các tác dụng giảm đau và chống viêm của NSAID hữu ích hơn trong việc chống lại cơn gout cấp tính. Tuy nhiên, trong các cuộc tấn công của gout cấp tính, uricosuric lại được chống chỉ định. Sử dụng aspirin trong khi đang bị gout tấn công còn khiến cơn đau trầm trọng hơn và kích hoạt cơn đau gout ở các khớp khác.
Chính vì những lý do này, bạn không nên điều trị gout cấp tính bằng thuốc aspirin để tránh những tác dụng phụ và bệnh có thể tiến triển nặng hơn.
Vậy người mắc bệnh gout uống thuốc gì?
Có rất nhiều loại thuốc chống viêm, giảm đau gout khác bạn có thể sử dụng. Các loại thuốc đó bao gồm:
- Colchicine: Đây là thuốc chống viêm được kê đơn cho cơn đau cấp tính hoặc khi bắt đầu dùng thuốc hạ acid uric. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự bùng phát bệnh gout.
- Corticosteroid: Đây là thuốc chống viêm mạnh thường được kê toa để kiểm soát cơn đau cấp tính. Corticosteroids giúp giảm viêm nhanh chóng, nó có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào các khớp bị viêm.
- Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể sử dụng tới một số loại thuốc giảm đau với tác dụng nhanh như: Efferalgan, Paracetamol, Efferalgan-codein... Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào.