Gút là bệnh viêm khớp phổ biến gặp nhiều ở nam giới từ 45 tuổi trở lên. Dấu hiệu đặc trưng là những cơn đau khớp dữ dội, đặc biệt tập trung ở chân. Do đó, hiểu rõ được dấu hiệu bệnh gút ở chân sẽ giúp phân biệt với các bệnh lý về khớp khác, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.
5 dấu hiệu bệnh gút ở chân
Bệnh gút xuất phát từ việc lượng acid uric máu tăng cao trong thời gian dài mà không được đào thải dẫn đến tích tụ dưới dạng muối urat tại khớp và mô xung quanh khớp. Thường xuất hiện ở khớp gối, bàn chân, ngón chân cái gây ra nhiều triệu chứng đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Thời điểm đau bất ngờ, đột ngột
Cơn gút cấp thường đến bất ngờ và xảy ra vào ban đêm hoặc do lượng acid máu tăng cao đột ngột. Nguyên nhân gây khởi phát cơn đau gút có thể sau một bữa ăn có nhiều thực phẩm chứa purin như hải sản, thịt heo, bò hay uống nhiều rượu mạnh. Một số yếu tố khác như căng thẳng, stress, cảm giác lo lắng hoặc chấn thương ở vị trí các khớp mà không được loại bỏ kịp thời cũng có thể gây ra cơn gút cấp không báo trước.
Tính chất đau dữ dội
Cơn đau gút cấp thường dữ dội, xảy ra vào ban đêm nên người bệnh bị đánh thức vì đau khớp. Vị trí bị đau thường là khớp bàn - ngón chân cái (chiếm 60 - 70%), mức độ đau ngày càng tăng, dù chạm nhẹ cũng rất đau. Lúc đầu chỉ viêm đau một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp, lan dần ra bàn chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu, hiếm thấy ở khớp háng, vai, cột sống.
Cơn đau của đợt gút cấp xuất hiện là do các mảnh tinh thể urat khi hình thành có hình dạng như chiếc kim đâm chen vào mô mềm của khớp và vùng mô liên kết xung quanh tạo cảm giác đau dữ dội, chỉ cần chạm nhẹ cũng gây đau.
Khớp đau sưng nóng, tấy đỏ
Các khớp trong giai đoạn cơn gút cấp rất dễ nhận biết vì có sự sưng nóng, tấy đỏ, phù nề và căng bóng. Đây là phản ứng bình thường của hệ miễn dịch. Khi xuất hiện yếu tố làm khởi phát cơn gút cấp, tế bào miễn dịch sẽ tiết ra các chất hóa học đặc trưng gây phản ứng viêm, làm sưng và nóng đỏ tại vị trí có tích tụ tinh thể urat.
Sưng đỏ là dấu hiệu bệnh gút ở chân dễ nhầm với các bệnh viêm khớp khác
>>> XEM THÊM: Bệnh gút có nguy hiểm không? Có thể bạn chưa biết
Khớp chân cứng, khó cử động
Nếu sau khi khởi phát cơn gút cấp đột ngột, người bệnh không có biện pháp kiểm soát nồng độ acid uric kịp thời, các tinh thể urat sẽ tích tụ càng nhiều và tạo nên hạt tophi. Khi đó, khớp có thể bị tổn thương, các sụn xương và mô liên kết xung quanh bị hư hao gây khó khăn trong vận động của người bệnh.
Di chứng đau khớp kéo dài
Đặc trưng của cơn đau gút là xuất hiện nhanh chóng, đau nhất vào 4-12 giờ đầu, thường kéo dài 5-7 ngày (nếu điều trị kịp thời). Thời gian đau cũng có thể lên đến 14 ngày nếu không có can thiệp điều trị đúng cách hoặc người bệnh vẫn duy trì những bữa ăn nhiều đạm và bia rượu.
Cơn gút cấp có thể chỉ xảy ra 1-2 lần/ năm hoặc thậm chí một vài lần trong các giai đoạn bệnh. Tuy nhiên, khi bệnh gút đã trở thành mạn tính, cơn gút cấp có thể bùng phát thường xuyên, ít nhất vài lần trong năm.
Phương pháp cải thiện dấu hiệu bệnh gút ở chân
Phương pháp cải thiện triệu chứng bệnh gút ở chân giúp đạt hiệu quả điều trị cao nhất là kết hợp đầy đủ việc điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập, sử dụng các loại thuốc và thảo dược tự nhiên.
Trong cơn gút cấp
Nguyên tắc cơ bản trong việc điều trị cơn gút cấp trước tiên là giảm đau và viêm sưng bằng thuốc. Sau đó ngăn ngừa cơn đau gút tái phát bằng cách kiểm soát nồng độ axit uric máu. Các phương pháp để điều trị và phòng ngừa cơn đau gút bao gồm:
- Các thuốc giảm đau tức thì: Thuốc cắt cơn gút cấp, giảm đau khớp nhanh bao gồm: Colchicine, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen, Naproxen, Indomethacin,... và Corticoid. Các thuốc này giúp giảm đau nhanh nhưng cũng đem lại một số tác dụng phụ như tiêu chảy, viêm loét dạ dày - tá tràng. Riêng với Corticoid nên hạn chế và dùng ngắn ngày vì gây nhiều tác dụng phụ toàn thân.
- Chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn ít đạm, giảm các loại thực phẩm chứa nhiều purin như hải sản, thịt bò, nội tạng động vật, rượu bia,... Tăng cường bổ sung nước để tăng thải acid uric, ăn nhiều rau quả tươi, các loại thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
- Phương pháp giảm đau tại chỗ: Các phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp giảm một phần cơn đau như chườm đá, cố định vùng chân đau, gác chân cao lên,....
- Đời sống tinh thần: Một trong các yếu tố làm tăng sự xuất hiện của cơn gút cấp là lo lắng và căng thẳng. Do đó người bệnh cần nghỉ ngơi, loại bỏ stress và giữ cho tinh thần thoải mái.
Chườm đá là phương pháp hay sử dụng để giảm đau, sưng nóng trong gút cấp
>>> XEM THÊM: Gout mạn tính và những thông tin quan trọng mà bạn nên biết
Biện pháp dự phòng tái phát
Việc dự phòng bệnh gút cần tuân thủ phối hợp các phương pháp sau:
- Duy trì chế độ ăn hạn chế đạm và thay đổi khẩu phần ăn thích hợp dành cho người bị gút.
- Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga để các khớp linh hoạt hơn, tăng cường độ dẻo dai cho khớp.
- Giảm cân để giảm áp lực cơ thể cho các khớp chân.
- Sử dụng các thuốc điều trị giảm acid uric máu: Các thuốc cho thấy hiệu quả cao trong việc giảm acid uric máu như Allopurinol, Probenecid, Sunfinpyrazol,... Người bệnh nên tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tăng hay giảm liều vì có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây nên tác dụng không mong muốn.
Kết hợp sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên
Hiện nay xu hướng sử dụng thảo dược trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gút đang được rất nhiều người bệnh tin dùng. Các sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên không chỉ giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau gút, hạn chế tình trạng sưng viêm, phục hồi xương khớp mà còn ít tác dụng phụ mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Một số thảo dược trị gút hiệu quả có thể kể đến như:
- Trạch tả: Một nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc đã chứng minh được công dụng làm tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể nhờ tác dụng lợi tiểu của trạch tả. Từ đó giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, cải thiện bệnh gút hiệu quả.
- Thổ phục linh: Đây là một thảo dược quý được dùng rất nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp, giúp giảm đau trừ phong thấp và nhanh chóng hồi phục khớp bị tổn thương.
- Ba kích: Đây là thảo dược có tác dụng giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Bên cạnh đó, ba kích còn giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên để điều trị gút đang là xu hướng phổ biến
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về dấu hiệu bệnh gút ở chân cùng các phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần giải đáp, hãy để lại dưới phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
https://creakyjoints.org/about-arthritis/gout/gout-symptoms/what-gout-pain-feels-like/
https://www.medicalnewstoday.com/articles/gout-in-big-toe#treatment