Gút là một bệnh lý viêm khớp khá phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này cũng như mức độ nguy hiểm. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi: “Bệnh gút có nguy hiểm không?” và đưa ra một số phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả. 

Cảnh báo biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Bệnh gút nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề trên khớp, thận, tim và nguy cơ gây tàn tật vĩnh viễn.

Biến chứng trên khớp

Khi nồng độ acid uric tăng cao trong một thời gian dài mà không được điều trị đúng cách, kịp thời sẽ dễ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat tại khớp. Từ đó, khớp bị tổn thương dẫn đến viêm và sưng tấy nặng. Lâu dần, sẽ hình thành hạt tophi ăn mòn các mô xung quanh, sau cùng dẫn đến tổn thương sụn và phá hủy khớp.

Do đó, để ngăn ngừa gút tiến triển thành viêm khớp là giữ nồng độ acid uric ở ngưỡng bình thường, từ đó ngăn ngừa lắng đọng urat và hình thành hạt tophi. Theo chia sẻ của bác sĩ John Fitzgerald - chuyên khoa thấp khớp ở Mỹ: “Giảm axit uric có thể làm hòa tan các tinh thể urat.”

Tinh-the-muoi-urat-lang-dong-va-gay-viem-tai-cac-khop.webp

Tinh thể muối urat lắng đọng và gây viêm tại các khớp

>>> XEM THÊM: Gout mạn tính và những thông tin quan trọng mà bạn nên biết

 Biến chứng trên thận

Biến chứng của gút có thể gặp trên thận do tinh thể urat lắng đọng tại kẽ thận, niệu quản, bể thận. Chúng có thể làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng bài tiết của thận. Các biến chứng của bệnh gút trên thận thường gặp đó là:

Sỏi thận: Biến chứng này xảy ra ở 10-20% người bệnh bị gút. Khi các tinh thể urat tích tụ quá nhiều sẽ gây đau nhói ở vùng lưng thận, đặc biệt là khi đi tiểu. Điều này làm cản trở các chức năng thải trừ của thận.

Tổn thương thận: Theo thống kê, tỷ lệ người mắc đồng thời gút và bệnh thận mạn tính tăng dần theo số tuổi. Tuổi càng lớn, cơ thể càng khó đào thải acid uric dư thừa ra ngoài. Các tinh thể urat tồn tại ở thận trong một thời gian dài mà không được điều trị tốt sẽ gây suy thận và có thể dẫn đến tử vong.

Việc theo dõi các chỉ số thể hiện chức năng thận thường xuyên ở người bị bệnh gút là rất quan trọng. Điều này vừa giúp phát hiện sớm các triệu chứng của gút, vừa để người bệnh có cách phòng ngừa biến chứng kịp thời.

Soi-than-la-mot-bien-chung-nguy-hiem-cua-benh-gout.webp

Sỏi thận là một biến chứng nguy hiểm của bệnh gút

Phương pháp điều trị gút nhanh chóng và hiệu quả

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh gút hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh nên kết hợp phương pháp điều trị bằng thuốc, điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thảo dược để ngăn ngừa tối đa sự tái phát cơn đau gút cấp và nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Xây dựng một lối sống lành mạnh  

Bệnh gút ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sống, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh cần biết về các phương pháp tự điều trị ngay từ khi có dấu hiệu của gút để có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh kịp thời. Các phương pháp tự điều trị gút tại nhà đã được chứng minh về hiệu quả như:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp: Tránh các loại thực phẩm có thể gây tăng acid uric máu như thực phẩm chứa nhiều purin (thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản) và hạn chế đồ uống có cồn (đặc biệt là bia và rượu mạnh). Tăng cường chế độ ăn nhiều rau củ, các loại cá giàu omega-3, protein từ nguồn thực vật,... giúp chống oxy hóa, giảm lượng acid uric trong máu hiệu quả.
  • Vận động, rèn luyện cơ thể: Các chuyên gia về bệnh xương khớp khuyến nghị rằng, người trung niên lớn tuổi nên có các hoạt động thể chất ít nhất 20-30 phút mỗi ngày. Các hoạt động nên ở cường độ vừa phải, ít áp lực lên các khớp như đi bộ, bơi lội hay đi xe đạp. Việc vận động thể dục thường xuyên cũng phần nào giúp tăng chuyển hóa lượng acid uric trong cơ thể. 
  • Giảm cân: Ở những người thừa cân hoặc béo phì, việc giảm cân giúp giảm áp lực lên khớp, từ đó cải thiện chức năng vận động, giảm đau và làm chậm sự tiến triển của gút.
  • Tránh các yếu tố có thể gây bùng phát cơn gút cấp: Ví dụ như stress, căng thẳng, hay chấn thương,...

Han-che-thuc-pham-nhieu-purin-giup-ngan-ngua-gout-tai-phat.webp

Hạn chế thực phẩm nhiều purin giúp ngăn ngừa gút tái phát

Điều trị bệnh gút bằng thuốc tây 

Các loại thuốc điều trị bệnh gút bằng tây y được sử dụng phổ biến hiện nay là thuốc cắt cơn đau và giảm nồng độ acid uric. 

Thuốc cắt cơn đau 

Các thuốc này giúp giảm nhanh cơn đau gút cấp tính. Một số thuốc thường dùng đó là:  

  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Các hoạt chất thường được dùng như Ibuprofen, Indomethacin,  Celecoxib,...
  • Colchicine: Đây là thuốc giúp ức chế phản ứng viêm và giảm đau do gút cấp rất hiệu quả. Colchicine được dùng trong điều trị cơn gút cấp dự phòng tái phát. Thuốc có thể kết hợp với một loại NSAIDs để nâng cao hiệu quả điều trị (nếu người bệnh không chống chỉ định với loại thuốc này).
  • Corticoid: Thường được dùng cho người không đáp ứng điều trị với hai thuốc kể trên hoặc chống chỉ định.

Thuốc giảm nồng độ acid uric trong máu

Nhóm thuốc này giúp kiểm soát lượng acid uric trong máu của người bị gút, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và hình thành các biến chứng trên khớp, thận. Có 3 loại thuốc thuộc nhóm này:

  • Thuốc giảm tổng hợp acid uric như Allopurinol, Febuxostat,...
  • Thuốc tăng đào thải acid uric như Probenecid, Benzbromarone,...
  • Thuốc tăng phân hủy acid uric có 2 hoạt chất quen thuộc là Pegloticase, Rasburicase.

Dieu-tri-gout-gom-co-thuoc-cat-con-gout-cap-va-giam-acid-uric-mau.webp

Điều trị gút gồm có thuốc cắt cơn gút cấp và giảm acid uric máu

>>> XEM THÊM: Bị gút có nên ngâm chân không? Top 7 cách ngâm chân trị gút

Sử dụng các thảo dược an toàn từ thiên nhiên

Sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên giúp bổ thận, tăng thải acid uric là biện pháp được nhiều người lựa chọn để kiểm soát bệnh gút hiện nay. Một số thảo dược giúp cải thiện gút mạn tính, phòng ngừa biến chứng hiệu quả có thể kể đến như: 

  • Trạch tả: Đã được nghiên cứu chứng minh tại trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc là có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, trạch tả còn có công dụng tốt trong giảm viêm, tiêu sưng giúp làm dịu cơn đau khớp.
  • Thổ phục linh: Đây là vị thuốc quý được dùng nhiều cho các bệnh về xương khớp. Thổ phục linh giúp đẩy nhanh quá trình tái tạo lại mô và xương mới, làm lành tổn thương ở khớp nhanh hơn.
  • Một số thảo dược khác cũng có tác dụng tốt cho người bệnh gút như hạ khô thảo, hoàng bá, ba kích, nhàu. Đây đều là các vị thuốc giúp lợi tiểu, tăng thải độc cho cơ thể, đồng thời giảm đau, tiêu viêm hiệu quả.

Trach-ta-giup-tang-cuong-dao-thai-acid-uric-ngan-ngua-bien-chung-gout.webp

Trạch tả giúp tăng cường đào thải acid uric ngăn ngừa biến chứng gút

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp về chủ đề bệnh gút có nguy hiểm không, mong rằng bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích. Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của gút, cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, dùng thuốc theo chỉ định và kết hợp với các thảo dược thiên nhiên. Có như vậy thì việc điều trị gút mới đem lại hiệu quả cao, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương khớp và thận, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mọi băn khoăn của độc giả về bệnh gút sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp chi tiết. Bởi vậy, hãy để lại câu hỏi qua phần bình luận, chuyên gia sẽ liên hệ tư vấn sớm nhất cho bạn nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://creakyjoints.org/about-arthritis/gout/gout-symptoms/gout-complications/

https://www.healthline.com/health/gout-complications

https://www.cdc.gov/arthritis/basics/gout.html