Gút là bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng viêm vùng khớp do sự tích lũy tinh thể urat hình kim, rất hay gặp ở các khớp ngón chân. Người bệnh phải chịu đựng những cơn đau dữ dội vùng khớp, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Để giảm các cơn đau gút, nhiều người mách nhau sử dụng biện pháp ngâm chân. Vậy sự thật, bị gút có nên ngâm chân không? Cùng giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây. 

Người bị bệnh gút nên ngâm chân để giảm đau

Lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể bao gồm: Huyệt dũng tuyền, huyệt thông tuyền, huyệt nội đình,... Do đó, cải thiện bệnh gút thông qua ngâm chân là một phương pháp giảm đau hữu ích đối với người mắc bệnh gút.

Theo nhiều chuyên gia, ngâm chân mỗi ngày bằng nước ấm, nước muối hoặc thảo dược sẽ giúp thư giãn mạch máu, tăng cường lưu thông khí huyết và giảm đau sưng khớp. Bên cạnh đó, máu lưu thông tốt cũng thúc đẩy quá trình lọc, đào thải acid uric ở thận từ đó giảm nồng độ acid uric trong máu.

ngam-chan-se-giup-giam-cam-giac-dau-sung-khop-do-benh-gut.webp

Ngâm chân sẽ giúp giảm cảm giác đau, sưng khớp do bệnh gút

>>> XEM THÊM: Những biểu hiện của bệnh gút đáng quan tâm

Các phương pháp ngâm chân giảm đau do gút

Có rất nhiều cách ngâm chân khác nhau có thể áp dụng cho người mắc bệnh gút, bao gồm: Ngâm chân nước gừng, ngâm chân nước lá lốt, nước muối, lá chè xanh,...

Bị gút nên ngâm chân nước gừng

Gừng là một loại gia vị quen thuộc với nhiều hiệu quả chữa trị bệnh. Theo y học cổ truyền, gừng có công dụng trừ hàn, giảm đau. Thành phần hoạt chất zingiberene có tác dụng ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm. Bên cạnh đó, gingerol trong gừng còn có tác dụng giảm nhẹ các cơn đau gút cấp.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị một củ gừng tươi, để nguyên vỏ, rửa sạch.
  • Bước 2: Thái gừng thành từng lát mỏng rồi đem đi đun với 1 lít nước trong 15-20 phút.
  • Bước 3: Đổ nước gừng ra chậu, pha thêm nước lạnh để nước đạt nhiệt độ 40 độ C thì tiến hành ngâm chân 10 phút.

ngam-chan-bang-nuoc-gung-giup-giam-viem-dau-khop-do-gut.webp

Ngâm chân bằng nước gừng giúp giảm viêm, đau khớp do gút

Bị bệnh gút nên ngâm chân bằng nước lá lốt

Một số công dụng của lá lốt đã được chỉ ra như giữ ấm các khớp, trừ phong hàn, lợi gân cốt. Theo kết quả nghiên cứu, lá lốt chứa flavonoid, alkaloid có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và ức chế quá trình truyền cảm giác đau. Do đó, dùng lá lốt ngâm chân sẽ giúp người bệnh gút giảm được triệu chứng viêm, đau vùng khớp.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 30 gam lá lốt tươi, 2 muỗng muối hột và một lít nước.
  • Bước 2: Lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi vò nát cho ra mùi thơm.
  • Bước 3: Đun sôi một lít nước, sau đó thả lá lốt vào rồi đun thêm 10 phút nữa.
  • Bước 4: Cho nước lá lốt ra chậu, hòa tan muối hột rồi thêm nước để đạt độ ấm thích hợp.
  • Bước 5: Tiến hành ngâm chân 15 phút, thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần, sáng hoặc tối.

la-lot-giup-giu-am-khop-loi-gan-cot-nen-hieu-qua-doi-voi-benh-gut.webp

Lá lốt giúp giữ ấm khớp, lợi gân cốt nên hiệu quả đối với bệnh gút

Trị gút bằng cách ngâm chân nước tía tô

Hoạt chất flavonoid trong lá tía tô có tác dụng giảm viêm, chống oxy hóa. Ngoài ra, lutein trong tía tô còn có tác dụng giảm sưng, giảm đau. Do đó, ngâm chân với nước lá tía tô đã được nhiều người bị gút áp dụng để giảm cảm giác sưng đau các khớp. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 300g lá tía tô, đem rửa sạch.
  • Bước 2: Đun lá tía tô trong 2 lít nước khoảng 10-15 phút.
  • Bước 3: Cho nước sắc ra chậu, chờ nước nguội đến nhiệt độ 40 độ C thì ngâm chân khoảng 15 phút.

flavonoid-trong-la-tia-to-co-tac-dung-chong-viem-giam-dau-khop-do-gut.webp

Flavonoid trong lá tía tô có tác dụng chống viêm, giảm đau khớp trong bệnh gút

Ngâm chân lá trầu không chữa gút

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều tinh dầu bao gồm eugenol, chavicol, estragol,... Các hoạt chất này đem lại tác dụng chống viêm, tăng cường phục hồi tổn thương khớp và giảm đau.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 7-10 lá trầu không rửa sạch, vò nát.
  • Bước 2: Đun sôi lá trầu với 1 lít nước trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Cho nước lá trầu không ra chậu, thêm nước lạnh để làm nước nguội bớt còn 38 - 43 độ, thì bắt đầu tiến hành ngâm chân trong 10 phút.

la-trau-khong-giup-giam-sung-dau-khop-trong-con-gut-cap-tinh.webp

Lá trầu không giúp giảm sưng đau khớp trong cơn gút cấp tính

Ngâm nước muối cải thiện gút ở chân

Ngâm chân nước muối sẽ giúp giảm mệt mỏi, tạo cảm giác thư giãn, ngủ ngon giấc. Bên cạnh đó, còn hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu, kháng khuẩn, giảm viêm sưng khớp từ đó tránh tái phát cơn gút cấp tính vào ban đêm.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước ấm có nhiệt độ từ 38 - 43 độ C.
  • Bước 2: Thêm hai muỗng muối hột vào trong chậu nước, hòa tan hoàn toàn.
  • Bước 3: Ngâm hai chân trong chậu nước muối trong khoảng 15 - 30 phút, kết hợp massage hai bàn chân để tăng cường lưu thông khí huyết.

dung-muoi-hot-pha-nuoc-ngam-chan-hang-ngay-rat-tot-cho-nguoi-bi-gut.webp

Dùng muối hột pha nước ngâm chân hàng ngày rất tốt cho người bị gút

Ngâm chân với than hoạt tính trị gút

Ngâm chân trong nước than hoạt giúp giảm đau gout hiệu quả. Dùng đều đặn 3-5 lần/tuần sẽ giúp ngăn ngừa cơn đau gout tái phát. Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha 1/2 chén than hoạt vào 2 lít nước.
  • Bước 2: Khuấy đều để bột than phân tán đều trong nước, tránh để vón cục.
  • Bước 3: Ngâm chân trong nước than khoảng 30 phút.

than-hoat-tinh-co-kha-nang-hap-phu-acid-uric-du-thua-trong-co-the.webp

Than hoạt tính có khả năng hấp phụ acid uric dư thừa trong cơ thể

Bị gút nên ngâm chân nước chè xanh

Lá chè chứa nhiều chống oxy hóa như acid gallic, gallocatechin, EGCG,... có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng đau do gút. Bên cạnh đó, chè xanh cũng thúc đẩy quá trình đào thải acid uric trong máu ra ngoài cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 50 gam lá chè xanh tươi, rửa sạch.
  • Bước 2: Cho lá chè vào đun sôi với 2 lít nước, trong khoảng 10 phút.
  • Bước 3: Chờ nước nguội bớt (khoảng 40 độ C) rồi ngâm chân trong 15 phút, tiến hành liên tục trong 1 tuần.

la-che-xanh-giup-chong-oxy-hoa-giam-viem-dau-khop-trong-benh-gut.webp

Lá chè xanh giúp chống oxy hóa, giảm viêm, đau khớp trong bệnh gút

>>> XEM THÊM: 6 cách chữa bệnh gút tại nhà hiệu quả nhưng ít người biết tới

Lưu ý gì khi sử dụng cách ngâm chân chữa gút?

Ngâm chân trị gút giúp cải thiện tương đối triệu chứng đau của người bệnh. Tuy nhiên, việc ngâm chân không đúng phương pháp cũng có thể gây phản tác dụng. Vì vậy, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi tiến hành ngâm chân trị bệnh gút:

  • Trước khi ngâm, bạn nên vệ sinh bàn chân sạch sẽ.
  • Thảo dược dùng để ngâm chân như gừng, tía tô, lá lốt,... nên được đun kỹ cùng nước để chiết được lượng hoạt chất tối đa.
  • Cần kiểm tra kỹ nhiệt độ nước trước khi ngâm, tránh quá nóng gây bỏng rát chân, tránh quá nguội gây giảm hiệu quả thúc đẩy lưu thông khí huyết, thường ngâm ở nhiệt độ 38-43 độ C.
  • Trước khi đặt cả hai chân vào chậu nước, nên hơ chân trên chậu nước sau đó từ từ hạ chân xuống để bàn chân có thời gian làm quen với nhiệt độ.
  • Chỉ nên ngâm chân sau ăn ít nhất 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Ngâm chân từ 10-15 phút, tránh ngâm quá lâu gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của não và tim.
  • Nên ngâm chân sau 7 giờ tối vì đây cũng là khoảng thời gian thận thải trừ hiệu quả các độc tố như acid uric ra khỏi cơ thể.
  • Bên cạnh đó, không sử dụng phương pháp ngâm chân trên những đối tượng sau: Người bị chấn thương, có vết thương hở ở vùng bàn chân, người bị tắc động mạch, suy tĩnh mạch, trẻ em và phụ nữ mang thai, người bị tâm thần, rối loạn cảm giác nóng lạnh.

Ngoài áp dụng các phương pháp ngâm chân trên để giảm cảm giác đau do bệnh gút, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, sử dụng thuốc tây theo đúng chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện nay rất nhiều thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu cho thấy hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh gút. Có thể kể đến như: 

  • Trạch tả: Nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc năm 2014 đã chứng minh trạch tả có tác dụng tăng cường chuyển hóa nước, giúp đào thải chất độc như acid uric ra khỏi cơ thể do đó rất có lợi cho người bị bệnh gút.
  • Quả nhàu: Có tác dụng lợi tiểu, điều hòa chức năng thận từ đó đảm bảo quá trình thải trừ acid uric máu diễn ra hiệu quả. Không những vậy, nhàu còn có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase tham gia tổng hợp acid uric máu, từ đó giúp giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm sự hình thành và lắng đọng urat tinh thể gây đau khớp.
  • Hạt cần tây: Chiết xuất nước hay dầu hạt cần tây đã được nghiên cứu sử dụng trên chuột bị viêm khớp cấp tính do gút. Kết quả cho thấy, tình trạng sưng, viêm khớp mắt cá chân của chuột giảm đi rõ rệt. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, chiết xuất từ hạt cần tây đem lại hiệu quả chống oxy hóa và chống viêm tốt trong bệnh gút.

qua-nhau-co-tac-dung-lam-giam-nong-do-acid-uric-mau-o-nguoi-bi-gut.webp

Quả nhàu có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric máu ở người bị gút

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề "Bị gút có nên ngâm chân không?". Bên cạnh phương pháp cải thiện bệnh như ngâm chân, bạn nên tuân thủ điều trị bệnh bằng thuốc và sử dụng một số loại thảo dược đã được chứng minh công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gút như nhàu, trạch tả, hạt cần tây,... Mọi câu hỏi liên quan cần giải đáp, hãy để lại số điện thoại bên dưới hoặc bình luận trực tiếp để được giải đáp. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gout/home-remedies

https://www.tfrecipes.com/foot-soak-for-gout/

https://daydaynews.cc/en/health/amp/273154.html