Đau khớp là triệu chứng thường gặp trong bệnh gout do sự tích lũy tinh thể urat tại các mô quanh khớp gây ra. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần và tăng dần mức độ nếu không có biện pháp điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng này và tìm ra giải pháp điều trị trong bài viết dưới đây.
Tại sao bệnh gout gây đau khớp?
Bệnh gout là bệnh lý viêm khớp mạn tính gây ra bởi sự rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể. Khi sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa purin hoặc chức năng thận suy yếu làm giảm đào thải acid uric,... sẽ khiến nồng độ axit uric máu tăng quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ làm hình thành những tinh thể urat hình kim lắng đọng tại khớp.
Các tinh thể này tích tụ tại khớp sẽ gây viêm với các triệu chứng điển hình là đau khớp, sưng nhức, tấy đỏ. Trên lâm sàng, đau khớp thường gặp ở ngón chân cái, khớp gối, cổ chân... Hiếm thấy trường hợp đau khớp do gout ở cột sống, khớp háng…
Tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây viêm đau khớp
Đau khớp do gout có nguy hiểm không?
Đau khớp là triệu chứng ban đầu của bệnh gout. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được kiểm soát thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Nổi cục tophi: Tinh thể urat lắng đọng nhiều tại mô quanh khớp sẽ làm hình thành cục tophi và khiến khớp bị tổn thương nặng. Dần dần gây biến dạng khớp, cảm giác cứng và đau khớp tăng lên.
- Giảm chức năng vận động: Khớp bị tổn thương lâu ngày gây xơ cứng, cử động các chi khó khăn. Bên cạnh đó, các hạt tophi bám quanh khớp cũng gây mất thẩm mỹ, giảm chức năng vận động, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ bị tàn phế cao.
- Nhiễm trùng: Do kích thước cục tophi ngày càng lớn và bị tỳ đè, chà xát nhiều nên có thể gây vỡ loét - đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
>>> XEM THÊM: Axit uric cao và những bệnh lý tiềm ẩn mà bạn cần phải biết
Phương pháp giảm đau khớp trong bệnh gout
Có nhiều phương pháp giảm triệu chứng đau khớp trong bệnh gout. Bao gồm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thực hiện vật lý trị liệu, sử dụng thuốc tây và thảo dược thiên nhiên.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp giảm nồng độ axit uric máu, cải thiện triệu chứng viêm, sưng đau khớp. Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt dành cho người bệnh gout là:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ, thịt thú rừng, cua, tôm, hàu, nấm, măng tây... vì có thể khiến axit uric máu tăng cao.
- Bổ sung protein qua các nguồn như thịt ức gà, thịt lợn nạc, trứng… vì những thực phẩm này chứa ít purin hơn.
- Bổ sung rau xanh, trái cây như cam, dâu tây, súp lơ, rau bina... vì chúng tốt cho tiêu hóa đồng thời tăng khả năng thải trừ axit uric.
- Hạn chế uống rượu, bia, nước ngọt,... vì có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của gan và thải trừ của thận, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp.
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày, từ 2 - 3 lít, đặc biệt là nước khoáng kiềm giúp giảm lắng đọng tinh thể urat gây đau khớp.
Người bị đau khớp do gout nên hạn chế ăn hải sản
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Người bệnh gout có thể áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu dưới đây:
- Xoa bóp: Xoa bóp giúp thúc đẩy máu lưu thông, ngăn lắng đọng tinh thể urat, giảm triệu chứng đau khớp. Xoa hai lòng bàn tay cho nóng rồi xoa vào đầu gối, từ trên xuống dưới tới bàn ngón chân. Kiên trì tiến hành trong khoảng 5 - 10 phút để thấy hiệu quả.
- Bài tập giảm cứng khớp: Người bệnh đứng thẳng, dang hai chân rộng bằng vai, đưa tay lên cao sau đó hạ xuống từ từ chạm đến ngón chân. Thực hiện lặp lại động tác trên trong 5 - 10 phút.
- Bấm huyệt: Giúp lưu thông khí huyết, cải thiện triệu chứng đau nhức khớp. Phương pháp này nên được thực hiện bởi thầy thuốc có kinh nghiệm để đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế các rủi ro.
Dùng thuốc giảm đau
Người bị đau khớp do bệnh gout có thể được chỉ định một số nhóm thuốc như:
- Colchicine: Phát huy hiệu quả giảm đau trong 36 giờ kể từ khi khởi phát cơn gout cấp. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng colchicine như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu chảy, xuất huyết dạ dày...
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Thường gặp như naproxen, ibuprofen, celecoxib... NSAIDs có thể gây tác dụng phụ trên dạ dày, ruột như buồn nôn, tiêu chảy, loét dạ dày...
- Thuốc kháng viêm corticosteroid: Phổ biến như prednisolon, prednison, dexamethasone... được sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào ổ khớp. Corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi nếu sử dụng kéo dài hoặc quá liều như suy thượng thận, đái tháo đường, nhiễm trùng,...
Tuỳ theo mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người mà các thuốc sẽ được chỉ định khác nhau. Người bệnh không nên tự ý dùng hoặc tăng/ giảm liều để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Naproxen có tác dụng giảm đau khớp do bệnh gout gây ra
Sử dụng thảo dược thiên nhiên hỗ trợ cải thiện bệnh gout
Hiện nay, ngoài áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thảo dược để hỗ trợ giảm đau khớp do gout, hạ axit uric máu. Một số thảo dược thiên nhiên lành tính có công dụng hỗ trợ điều trị gout có thể kể đến như:
- Trạch tả hỗ trợ điều trị gout, tăng cường chức năng bài tiết của thận từ đó giúp đào thải axit uric dư thừa, tránh lắng đọng tạo tinh thể urat gây đau khớp.
- Thổ phục linh có công năng lợi phong thấp, thúc đẩy đào thải chất độc, giảm đau nhức xương khớp.
- Hoàng bá giúp giải trừ nhiệt độc, điều hòa khí huyết từ đó giảm viêm, sưng, đau khớp.
Có thể thấy, việc sử dụng thảo dược như trạch tả, thổ phục linh, hoàng bá… trong hỗ trợ điều trị gout an toàn, lành tính mà hiệu quả cũng đã được chứng minh. Sản phẩm có thành phần chính từ trạch tả đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, kết quả cho thấy: 88,9% người dùng giảm acid uric máu; 96,4% người dùng hết sưng đau khớp. Trong cả quá trình sử dụng sản phẩm, không có trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ trên gan, thận.
Một số thảo dược hỗ trợ giảm đau khớp do gout hiệu quả
Trên đây là những thông tin chia sẻ về triệu chứng đau khớp trong bệnh gout. Tóm lại, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, dùng một số thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Các thảo dược như hoàng bá, trạch tả,... có thể kết hợp sử dụng để tăng hiệu quả giảm đau, viêm. Hãy để lại số điện thoại của bạn tại mục bình luận nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mắc liên quan đến chủ đề này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.webmd.com/pain-management/guide/joint-pain