Gout mạn tính thường gặp ở những người mắc bệnh gout lâu năm do không kiểm soát tốt nồng độ acid uric dẫn tới sự xuất hiện các hạt tophi và viêm khớp dai dẳng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và cách kiểm soát gout mạn tính hiệu quả.

Gout mạn tính là gì?

Gout mạn tính được mô tả là các cơn đau nhức triền miên tại khớp xương do sự phá hủy của các tinh thể urat. Bệnh không biểu hiện bởi những cơn đau liên tục nhưng có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Bệnh gout thường gặp nhiều hơn ở nam giới và độ tuổi trung niên. Mặc dù tỷ lệ người mắc gout ở Việt Nam không quá cao nhưng đa số đều tiến triển đến giai đoạn mạn do việc kiểm soát nồng độ acid uric không tốt từ chế độ ăn uống đến việc tuân thủ điều trị. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Sự tiến triển sang giai đoạn gout mạn đều bắt nguồn từ sự lắng đọng acid uric tại khớp. Đó có thể do sự giảm đào thải qua thận, tăng sản xuất acid uric hoặc người bệnh tiêu thụ lượng lớn các thực phẩm giàu purin. 

Khi acid uric tấn công các khớp trong một thời gian dài thì sẽ xuất hiện các biến chứng. Khớp xương bị phá hủy một cách nặng nề. Và đó là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Lúc này, người bệnh cần có một chế độ điều trị tích cực hơn.

benh-gout-man-la-vua-cua-cac-benh-ve-xuong-khop.webp

Bệnh gout mạn là “vua” của các bệnh về xương khớp

Triệu chứng của gout mạn tính

Để hiểu rõ hơn gout mạn tính là gì? Bạn cần nhận biết được các triệu chứng điển hình của bệnh gout mạn tính. Thực tế cho thấy, khi bệnh gout tiến triển đến giai đoạn mạn tính, các biểu hiện sẽ rầm rộ và dễ nhận biết hơn.

Xuất hiện hạt tophi 

Các tinh thể acid uric tích lũy nhiều tại khớp sẽ hình thành các hạt tophi. Khi bạn nhận thấy sự xuất hiện của hạt này tức là bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Hạt tophi xuất hiện ngay dưới da với kích thước và số lượng khác nhau. Đặc trưng của hạt này là cứng, ấn không đau, tròn, có màu vàng hoặc trắng. Thi thoảng bạn còn có thể nhìn thấy cả các tinh thể urat ở bên trong. 

Viêm khớp mạn tính

Nếu không được điều trị, các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn. Các tổn thương có thể lan ra nhiều khớp, gây sưng, viêm tại đó. Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy sự bào mòn tại các đầu xương.

>>> XEM THÊM: Những biểu hiện của bệnh gout đáng quan tâm

Biến chứng của gout mạn tính

Nếu không được điều trị tích cực, gout mạn tính sẽ trở nên trầm trọng và bắt đầu xuất hiện các biến chứng. Lúc này, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Nhiễm trùng hạt tophi

Ở giai đoạn gout mạn tính, hạt tophi sẽ xuất hiện nhiều và lớn hơn, nguy cơ hạt tophi bị vỡ cao hơn. Nếu người bệnh xử lý không đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng nhiễm trùng hạt tophi. 

Khi hạt tophi bị vỡ có thể gây chảy máu và rất lâu lành. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng khớp và nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời dễ dẫn đến hoại tử và phải loại bỏ khớp đó.

hat-tophi-bi-vo-co-the-gay-nhiem-trung.webp

Hạt tophi bị vỡ có thể gây nhiễm trùng

Tổn thương và biến dạng khớp

Những tinh thể urat lắng đọng tại các khớp sẽ gây nên tình trạng viêm khớp, phá hủy sụn. Người mắc gout mạn tính sẽ cảm thấy đau đớn, đi đứng khó khăn hơn. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể phải cắt cụt xương và gây tàn phế.

Xuất hiện sỏi urat và dẫn tới suy thận

Triệu chứng này thường ít gặp hơn so với các cơn đau. Khi các tinh thể urat quá nhiều trong máu, chúng sẽ lắng đọng tại thận gây ra sỏi urat. Người bệnh sẽ nhận thấy các cơn đau quặn thận, thậm chí đái ra máu.

Theo thống kê, khoảng 10% những người có bệnh gout mạn tính sẽ tiến triển đến biến chứng suy thận. Khi chức năng thận suy giảm, khả năng đào thải acid uric kém, điều này sẽ khiến bệnh gout ngày càng trầm trọng hơn. 

Bệnh gout không nên ăn gì?

Gout là bệnh mạn tính và cần kiểm soát tốt qua chế độ ăn. Do đó, chế độ ăn uống khoa học giúp bạn hạn chế được các đợt gout cấp tính.

  • Giảm lượng calo hấp thụ: Hãy cân bằng lại chế độ ăn và giảm trọng lượng cơ thể đối với người béo phì.

  • Thực hiện chế độ ăn giảm chất đạm: Chỉ nên ăn tối đa 150g thịt/ngày. Hạn chế các thức ăn làm tăng nồng độ acid uric trong máu như tôm, cua, nội tạng động vật, thịt bê, các loại đậu,…

  • Hạn chế hoặc không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích: Vì chúng làm tăng lắng đọng tinh thể urat ở khớp xương khiến tình trạng bệnh gout trở nên tồi tệ hơn.

Đồng thời, người bệnh nên ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả, sữa ít béo và uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Nếu bạn thực hiện một chế độ ăn khoa học sẽ giúp giảm khả năng xuất hiện các biến chứng. Khi đó hiệu quả điều trị sẽ được nâng cao.

uong-nhieu-nuoc-giup-than-tang-dao-thai-acid-uric.webp

Uống nhiều nước giúp thận tăng đào thải acid uric

Phương pháp điều trị gout mạn

Sử dụng thuốc điều trị gout mạn tính là phương pháp phổ biến nhất. Dưới đây là một số thuốc điều trị gout mạn thường được bác sĩ chỉ định.

Thuốc chống viêm, giảm đau trong gout mạn tính

Đối với gout mạn tính thì giảm hiện tượng sưng đau tại khớp là rất quan trọng giúp cải thiện chất lượng sống của người bệnh.

Colchicin làm giảm cơn đau do gout mạn tính

Colchicin không chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp mà còn được sử dụng để dự phòng các cơn gout cấp ở những người mắc bệnh gout mạn. Tuy nhiên hãy uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Lạm dụng colchicin có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như: Rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, ngộ độc thậm chí dẫn đến tử vong.

Giảm triệu chứng viêm khớp bằng NSAIDs

Người mắc gout mạn tính cũng có thể được dùng thêm các thuốc chống viêm, giảm đau nhóm NSAIDs như: Naproxen, ibuprofen, meloxicam,… Nhóm thuốc này giúp cơn đau nhanh chóng dịu đi và người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Nhưng nhóm thuốc NSAIDs lại tiềm ẩn nguy cơ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Do đó, hãy nói với bác sĩ về các thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc tình trạng dạ dày của bạn.

Điều trị gout mạn tính bằng corticoid 

Sử dụng thuốc corticoid để điều trị bệnh gout mạn tính khi người bệnh không đáp ứng hoặc không dùng được các thuốc giảm đau, chống viêm khác. Tuy nhiên, sử dụng nhiều corticoid có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận, hội chứng cushing, tăng đường huyết, loãng xương,... Do đó, corticoid nên được sử dụng với thời gian và liều dùng ngắn nhất có hiệu quả để hạn chế các tác dụng phụ.

dung-corticoid-de-cai-thien-trieu-chung-viem-khop-do-gout.webp

Dùng corticoid để cải thiện triệu chứng viêm khớp do gout

Thuốc giảm acid uric máu trong bệnh gout mạn tính

Giảm acid uric máu là tiêu chí để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh gout mạn tính. Vì thế, các thuốc hạ acid uric máu thường được chỉ định trong đơn điều trị bệnh gout mạn tính đó là:

  • Thuốc tăng thải acid uric: Các thuốc có hoạt chất probenecid, benzbromarone, sulfinpyrazon,… giúp tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu. Do đó làm giảm nồng độ acid uric trong máu, giảm lắng đọng tại các khớp. Các thuốc này thường được sử dụng ở người mắc gout mạn tính mà chưa có sỏi thận và chức năng thận bình thường.

  • Thuốc ức chế tổng hợp acid uric máu: Allopurinol được chỉ định khi tình trạng viêm đã thuyên giảm. Nhiều trường hợp đã được ghi nhận là dị ứng với allopurinol khi sử dụng liều cao hoặc do cơ địa của người bệnh. Do đó khi được kê đơn có allopurinol, bạn hãy nói với bác sĩ về tiền sử dị ứng của mình. Tác dụng phụ khi sử dụng allopurinol có thể kể đến như: Nôn, sốt, đau đầu, nổi ban đỏ, dị ứng,…

nguoi-bi-benh-gout-man-tinh-can-uong-thuoc-dung-lieu-du-thoi-gian.webp

Người bị bệnh gout mạn tính cần uống thuốc đúng liều, đủ thời gian

Thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện gout mạn tính

Thảo dược thiên nhiên là lựa chọn tốt trong việc hỗ trợ điều trị gout mạn tính. Nhiều cây thuốc có công dụng làm dịu cơn đau, hạn chế viêm và phục hồi khớp xương rất tốt. Hơn nữa, sử dụng thảo dược thiên nhiên mang đến sự an toàn cho sức khỏe người bệnh. Các vị thuốc giúp cải thiện gout mạn tính có thể kể đến như: 

  • Trạch tả: Nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc đã cho thấy trạch tả có tác dụng tăng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể nhờ tác dụng lợi tiểu. Do đó có thể giảm nồng độ acid uric trong máu, giúp cải thiện bệnh gout mạn tính. Bên cạnh đó, trạch tả còn có công dụng chống viêm, giảm sưng giúp cơn đau nhanh chóng dịu đi.

  • Thổ phục linh: Đây là một vị thuốc quý được dùng rất nhiều cho các bệnh về xương khớp. Thổ phục linh giúp nhanh chóng hồi phục và tái tạo lại các khớp xương bị tổn thương.

  • Nhàu: Có tác dụng điều hòa chuyển hóa trong cơ thể và giảm đau nhức, giảm viêm tốt.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp giảm mức độ nghiêm trọng của những cơn đau, ngăn chặn các cơn gout cấp tính tái phát hiệu quả. Đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng của các khớp xương và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì có thành phần hoàn toàn là dược liệu tự nhiên nên các sản phẩm này khá an toàn cho người bệnh.

ket-hop-trach-ta-nhau-tho-phuc-linh-giup-cai-thien-gout-man-tinh-hieu-qua.webp

Kết hợp trạch tả, nhàu, thổ phục linh giúp cải thiện gout mạn tính hiệu quả

Để nhanh chóng lấy lại cuộc sống bình thường, người mắc bệnh gout mạn tính cần tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc đúng theo đơn kê kết hợp thảo dược hỗ trợ cải thiện chứng bệnh hiệu quả hơn. Nếu bạn hay người thân đang bị mắc bệnh gout mạn tính muốn được các dược sĩ tư vấn trực tiếp, hãy để lại số điện thoại và bình luận để được hỗ trợ giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.aafp.org/afp/2014/1215/p831.html

https://www1.racgp.org.au/ajgp/2018/june/chronic-gout

https://www.webmd.com/arthritis/gout-severe