Phụ nữ thường ít có nguy cơ mắc bệnh gút hơn nam giới (95%). Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây, đồ uống có chứa đường fructose làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh gút ở cả nam lẫn nữ.

Tại sao uống nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút?

Gút là một bệnh mạn tính, nguyên nhân gây ra do sự rối loạn chuyển hóa purin dẫn đến làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Khi acid uric lắng đọng tại khớp dưới dạng tinh thể muối urat sẽ dẫn tới những cơn đau khớp đột ngột và dữ dội.

Mối liên hệ giữa nguy cơ mắc bệnh gút với mức tiêu thụ đường fructose - loại đường chủ yếu có mặt trong tất cả các đồ uống có đường hiện nay đã được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu của Choi và Curhan, làm việc tại trường Y Khoa Harvard ở Boston, Hoa Kỳ. Các nhà nghiên cứu chỉ ra, đường fructose kích thích sản xuất acid uric từ phân tử adenosine triphosphate, vốn đóng vai trò lưu trữ và vận chuyển năng lượng. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các số liệu từ một nghiên cứu sức khỏe điều dưỡng (Nurses' Health Study), dựa trên dữ liệu thu thập được từ khoảng 79.000 phụ nữ sau mãn kinh, nhóm nghiên cứu nhận thấy, những phụ nữ uống nước ngọt đóng chai mỗi tháng một lần sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn những phụ nữ không uống nước ngọt, càng gia tăng việc uống nước ngọt thì càng làm tăng thêm nguy cơ bệnh gút.

Nhóm nghiên cứu của Michael Goran đến từ đại học Y khoa Keck thuộc Nam California, Los Angeles, Hoa Kỳ, đã thu thập và phân tích 23 mẫu đồ uống có đường khác nhau dưới dạng đóng hộp, đóng chai và 6 mẫu soda và cho thấy: “trừ Coca-Cola, tất cả các mẫu nghiên cứu đều có chứa hơn 58 % fructose và 3 loại nước giải khát phổ biến nhất (Coke, Pepsi và Sprite) chứa 64-65% fructose”. Như vậy có thể thấy, các loại nước ngọt trên thị trường chứa hàm lượng đường frutose nhiều hơn mức cần thiết

Với thực trạng nêu trên thì việc hạn chế sử dụng thức uống có chứa đường fructose là hết sức cần thiết trong việc phòng tránh bệnh gút.

Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh gút bằng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược

Với tỉ lệ mắc bệnh gút ngày càng gia tăng, thậm chí ở cả phụ nữ do thói quen ăn uống và sinh hoạt chưa khoa học vì vậy việc phòng tránh bệnh gút cũng như tăng đào thải acid uric máu là một việc làm cấp thiết và rất quan trọng. Việc thiết lập cho mình một chế độ ăn uống hợp lý (tránh thực phẩm giàu đạm, giàu fructose,…), hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, nên luyện tập thể thao thường xuyên. Bên cạnh đó, nên kết hợp sử dụng thêm các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ để có thể sử dụng lâu dài, ngừa tái phát bệnh. 

Huỳnh Như