Gút là bệnh mạn tính gây đau dữ dội tại khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái. Phát hiện sớm các dấu hiệu nhận biết bệnh gút sẽ giúp quá trình điều trị mang đến hiệu quả cao hơn. Vậy đâu là dấu hiệu bệnh gút ở ngón chân cái? Nếu đang có những băn khoăn này, mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây bệnh gút
Bệnh gút là tình trạng viêm khớp mạn tính, phát triển ở người có nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể nhờ nước tiểu. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc chức năng thận bị suy yếu, không thể bài tiết hiệu quả sẽ khiến axit uric tích tụ, hình thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp và gây đau đớn.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao như: Do chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh; Thừa cân, béo phì; Mắc một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, thận; Sử dụng thuốc lợi tiểu;…
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút ở khớp ngón chân cái
Bệnh gút thường xuất hiện ở các khớp nhỏ trong cơ thể như: Khớp ngón chân, khớp ngón tay,… và phổ biến nhất là khớp ngón chân cái. Khi bệnh gút xuất hiện ở khớp ngón chân cái sẽ gây ra các triệu chứng như:
- Khớp ngón chân nóng, đau, đỏ, sưng phồng. Đau nặng nề hơn về đêm hoặc sáng sớm.
- Người bệnh gặp khó khăn khi vận động, sinh hoạt hàng ngày.
- Đau khớp dữ dội nhất là trong 2 ngày đầu, sau đó giảm dần và hết hẳn sau 7 – 10 ngày.
- Khi cơn gút giảm, lớp da quanh gót chân bị bong tróc và ngứa.
- Da hơi tím xung quanh khớp ngón chân cái, trông giống như bị nhiễm trùng.
- Nếu không có phương pháp kiểm soát tốt, bệnh sẽ tái phát với mức độ nặng nề hơn.
Điều trị bệnh gút ở khớp ngón chân cái bằng cách nào?
Hiện nay, chưa có cách chữa bệnh gút khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị chỉ giúp hạn chế những cuộc tấn công và kiểm soát triệu chứng. Sử dụng thuốc và thay đổi lối sống là những phương pháp thường được sử dụng hiện nay.
- Sử dụng thuốc: Nếu được chẩn đoán bị bệnh gút, rất có thể bạn sẽ phải dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh gút gồm: Colchicine, corticosteroid, thuốc hạ axit uric trong máu… Thuốc tây có thể giúp giảm đau nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Chính vì vậy, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Thay đổi lối sống: Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị bạn thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh gút tái phát, bao gồm: Tránh một số thực phẩm có thể làm tăng axit uric và tái phát cơn đau bệnh gút như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật…; Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá; Duy trì cân nặng phù hợp; Uống đủ nước,…
- Sử dụng sản phẩm thảo dược: Một trong những phương pháp giúp kiểm soát bệnh gút được nhiều người lựa chọn hiện nay là sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên được bào chế dưới dạng viên uống tiện dùng. Các sản phẩm này an toàn, không gây tác dụng phụ mà tiện lợi, không cần sắc nấu như những bài thuốc đông y thông thường.