Nếu bạn bị bệnh gút thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ rất cao. Ngược lại người bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn. Cụ thể mối liên hệ giữa bệnh gút và tiểu đường là như thế nào? Nếu chưa thực sự hiểu hết về mối quan hệ giữa bệnh gút và tiểu đường thì mời bạn cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.
Bệnh gút là gì?
Gút là một tình trạng viêm khớp gây đau đột ngột và sưng. Nó thường xuất hiện đầu tiên ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể xảy ra tại các khớp khác trong cơ thể. Bệnh gút xảy ra khi axit uric tích tụ trong máu quá nhiều. Axit này là chất thải mà cơ thể bạn tạo ra khi phá vỡ purin, các chất có trong mô cơ thể và một số thực phẩm. Thông thường, axit hòa tan trong máu, đi qua thận.
Nếu cơ thể tạo thêm axit uric hoặc thận không đủ chất thì nồng độ axit trong máu sẽ tăng quá cao. Theo thời gian, axit tạo thành các tinh thể bị mắc kẹt trong khớp hoặc mô mềm. Điều này gây ra các triệu chứng của bệnh gút.
Một cuộc tấn công đầu tiên của bệnh gút có thể kéo dài 7 - 10 ngày. Người ta ước tính rằng, gần 85% người bị gút có cơn đau tái phát sau đó khoảng 3 năm. Tỷ lệ mắc bệnh gút được chẩn đoán y khoa ở người Úc trưởng thành có thể lên tới 5,2%.
Các yếu tố nguy cơ được xem là nguyên nhân gây bệnh gút gồm: Tuổi tác, yếu tố di truyền, ăn nhiều thực phẩm giàu purin, rượu, tiểu đường và sử dụng thuốc lợi tiểu. Gút là bệnh về rối loạn chuyển hóa nên nó thường có liên quan tới các bệnh khác trong cùng nhóm này như: Tiểu đường, béo phì,…
Mối quan hệ giữa bệnh gút và tiểu đường
Các chuyên gia cho biết, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có nhiều khả năng bị tăng axit uric máu và những người bị bệnh gút hay axit uric cao có thể dễ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi cơ thể bạn không sử dụng tốt insulin và đường tồn tại trong máu thay vì di chuyển vào các tế bào. Điều này được gọi là kháng insulin. Các nghiên cứu cho thấy, chúng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh gút và tăng axit uric máu, từ đó làm cho tình trạng kháng insulin trở nên tồi tệ hơn.
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Y học Hoa Kỳ đã kiểm tra hàng ngàn người lớn và trẻ em. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người có nồng độ axit uric cao hơn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một nghiên cứu năm 2014 cũng cho thấy, mối liên hệ giữa bệnh gút và tiểu đường đặc biệt mạnh ở phụ nữ. Các nhà nghiên cứu cho biết, phụ nữ mắc bệnh gút có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 71% so với những chị em không mắc bệnh này.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, bệnh gút và tiểu đường đều có thể xuất phát từ những nguyên nhân giống nhau như:
- Béo phì: Gần 90% những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bị thừa cân hoặc béo phì. Đối tượng bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 4 lần so với người có cân nặng bình thường. Béo phì làm chậm khả năng loại bỏ axit uric của thận.
- Tình trạng sức khỏe khác: Khoảng 80% những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 bị huyết áp cao. Điều đó làm tăng nồng độ axit và cũng liên quan đến kháng insulin. Bệnh gút và tiểu đường cũng liên quan đến tổn thương thận cũng như bệnh tim.
Phương pháp điều trị cho người bị gút mắc bệnh tiểu đường
Những người bị bệnh gút cần duy trì mức axit uric ở ngưỡng cho phép. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
- Sử dụng thuốc ức chế Xanthine oxidase giúp cơ thể bạn tạo ra ít axit uric hơn.
- Nếu bạn bị bệnh gút tấn công, thuốc có thể giảm đau và sưng. Bao gồm các thuốc như:
+ Colchicine: Đây là một loại thuốc điều trị bệnh gút có hiệu quả nhất nếu được sử dụng ngay. Vấn đề dạ dày là tác dụng phụ phổ biến, nhưng những vấn đề nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra.
+ Corticosteroid: Thuốc thường được uống bằng miệng hoặc có thể được tiêm vào khớp của bạn. Một loại thuốc tiêm khác có thể giúp cơ thể bạn tạo ra corticosteroid một cách tự nhiên.
+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS): Bao gồm ibuprofen và naproxen. Bạn không nên uống aspirin vì nó có thể làm cho cơn đau tồi tệ hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị gút mắc bệnh bệnh tiểu đường
Bên cạnh các loại thuốc như trên, người bệnh cũng cần quản lý bệnh gút và tiểu đường bằng những cách sau:
- Thay đổi lối sống có thể làm giảm axit uric và giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
- Chế độ ăn uống là chìa khóa để quản lý tốt cả hai bệnh này. Ngoài chế độ ăn uống thân thiện với người bị tiểu đường, hãy tránh một số loại thực phẩm có thể làm tăng axit uric máu như: Thịt đỏ và hải sản, bao gồm tôm, tôm hùm, trai, cá cơm và cá mòi.
- Hạn chế hoặc loại bỏ rượu để kiểm soát lượng đường trong máu và phòng ngừa bệnh gút tái phát.
-Thêm các sản phẩm sữa như sữa tách kem và sữa chua ít béo, có thể kiểm soát lượng đường trong máu và giúp cơ thể chống lại bệnh gút.
- Nếu có điều kiện, bạn hãy liên hệ với một chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng lành mạnh nhất.
- Tập luyện thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu và có thể giúp bạn giảm cân, làm cơ thể loại bỏ axit uric dư thừa.
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ axit uric và giữ cho thận hoạt động tốt hơn. Mục tiêu của bạn là khoảng 6 – 8 ly nước mỗi ngày. Hãy chú ý uống nhiều hơn khi bạn tập thể dục hoặc lúc thời tiết nóng.
- Kiểm soát các vấn đề sức khỏe khác: Huyết áp cao, bệnh thận và béo phì làm tăng nồng độ axit uric và có thể gây ra bệnh gút. Hãy chắc chắn rằng, bạn đang tuân theo kế hoạch điều trị nếu có bất kỳ tình trạng nào trong số này.