Kiểm soát tốt hàm lượng ACID URIC trong máu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh GOUT và SỎI URAT.

 

1. Các loại sỏi thận – Sỏi Urat

Dựa trên thành phần tạo sỏi và nguyên nhân gây bệnh, sỏi thận được phân loại và điều trị theo các phương pháp khác nhau:

Sỏi Canxi oxalat là dạng thường gặp và chiếm 80% sỏi thận (do tăng canxi trong máu).

Sỏi Struvite được tạo thành do nhiễm trùng. Sỏi Struvite thường gặp ở phụ nữ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Sỏi Cystine là sỏi tạo thành do rối loạn biến dưỡng. Đây là khiếm khuyết bẩm sinh hiếm gặp.

Sỏi urat (acid uric): Do nồng độ acid uric trong máu cao. Bệnh nhân gút có nguy cơ bị sỏi thận cao.

2. Nguyên nhân gây sỏi thận urat

Sỏi urat thường gặp ở bệnh nhân gout, do cùng nguyên nhân ACID URIC tăng cao.

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa purin (hàm lượng cao trong hải sản, thịt bò, thịt chó …). Bình thường nồng độ acid uric ổn định (Acid uric theo máu di chuyển khắp cơ thể và dễ gây lắng đọng tại các mô. Thông thường tinh thể urat dễ lắng đọng tại KHỚP (gây bệnh gút) và tại THẬN (gây sỏi urat).

Do đó kiểm soát tốt hàm lượng ACID URIC trong máu giúp phòng ngừa và điều trị bệnh GOUT và SỎI URAT.

3. Sỏi thận urat và tiểu đường tuyp 2

Bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 có nguy cơ sỏi URAT. Theo nghiên cứu gần đây của trung tâm Y Khoa Southwestern UT, các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa tăng acid uric và tiểu đường tuyp 2. Điều này có nghĩa khoảng 2 triệu bệnh nhân tiểu đường ở VN có nguy cơ sỏi acid uric.

4. Chế độ ăn uống giúp bào mòn sỏi thận

Sỏi thận urat gây đau nhưng đa số trong các trường hợp có thể điều trị được. Bệnh nhân sỏi Urat nên chú ý chế độ ăn uống như sau:

- Uống nhiều nước hỗ trợ điều trị tốt trong các trường hợp bị sỏi thận. Nếu trước đó bạn bị sỏi thận, bạn nên uống ít nhất 14 cốc mỗi ngày để phòng ngừa tái phát.

- Uống nước chanh, nước trái cây nam việt quất (dạng không đường) giúp cân bằng sỏi thận và phá vỡ sỏi.

- Hạn chế thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt bò, thịt chó …

- Không nên uống nhiều bia rượu