Tuy hiện nay chưa có một nghiên cứu chính thức nào về mối liên hệ giữa thuốc lá và bệnh gút. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng hút thuốc có thể gián tiếp tạo điều kiện để hình thành bệnh gút cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, hạn chế hoặc ngừng ngay việc hút thuốc lá là một việc làm rất cần thiết để vừa bảo vệ sức khỏe vừa giảm được nguy cơ mắc bệnh gút và các chứng bệnh liên quan.

Việc hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Ở Việt nam mỗi ngày có hơn 100 người chết vì hút thuốc lá và 6 triệu người chết mỗi năm trên toàn thế giới vì các bệnh liên quan đến việc hút thuốc lá. Như trên các báo đài ở nước ta luôn tích cực đưa tin “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” thì chắc hẳn ai trong chúng ta đều nghe rõ và biết khói thuốc lá có chứa hàng nghìn hoá chất nguy hiểm có thể gây chết người, khi đi vào cơ thể khói thuốc có thể thắt chặt mạch máu của bạn gây ra các vấn đề cho hệ tuần hoàn.

Trong số đó, hợp chất cacbon monoxit (CO) là hợp chất nguy hiểm và đáng lo ngại nhất, khi hợp chất này đi vào cơ thể sẽ gây cản trở quá trình lưu thông khí oxy, ngăn chặn quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể khiến chúng tích tụ tạo thành các tinh thể gây viêm và lâu dần sẽ dẫn tới cuộc tấn công bệnh gút. Nếu bạn hút cần sa thì nó cũng có tác hại tương tự như hút thuốc lá.

Hiện nay, tuy chưa có bằng chứng nào chứng minh cụ thể hút thuốc gây ra cơn gút trực tiếp nhưng chắc chắn rằng hút thuốc lá sẽ gây suy giảm sức khoẻ của bạn, gây ra các bệnh về tim mạch, tiểu đường, viêm phổi và có thể gây ra bệnh gút. Đồng thời, cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng người bệnh gút có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường và ngược lại.

Không những thế, mối liên hệ giữa bệnh gút và việc hút thuốc lá còn liên quan mật thiết hơn thông qua các vấn đề sau:

+ Các hoá chất và độc tố của thuốc lá làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể, theo đó phổi và thận là những cơ quan loại bỏ độc tố chính trong cơ thể bạn sẽ bị suy yếu. Các độc tố trong thuốc lá gây cản trở việc loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể qua việc hít thở.

+ Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của những người hút thuốc thấp hơn so với những người không hút, do đó những người này nên ăn nhiều hơn, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với những người không hút thuốc. Mỗi điếu thuốc có thể làm các động mạch siết lại khoảng 1 giờ, do đó làm giảm 50% lưu lượng máu tuần hoàn trong cơ thể. Khi máu lưu thông kém sẽ ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng sụn khớp, các tế bào phải đi qua quá trình phân huỷ và tạo điều kiện cho sự lắng đọng tinh thể muối urat, góp phần vào việc hình thành nên bệnh gút.

+ Mặt khác, hút quá nhiều thuốc lá sẽ làm mất cân bằng độ pH và khiến cho môi trường bên trong cơ thể của chúng ta mang tính acid hơn. Hơn nữa, pH lại ảnh hưởng đến sự hòa tan acid uric, pH càng kiềm càng thuận lợi cho việc hòa tan và ngược lại pH càng toan càng dễ dàng khiến cho acid uric kết tủa.

Vì vậy, việc hút thuốc lá càng tạo điều kiện cho sự lắng đọng các tinh thể muối urat tại khớp. Tuy hút thuốc lá không trực tiếp dẫn đến các cơn đau gút, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng, ảnh hưởng đến tim, phổi…  dẫn đến các bệnh lý như: bệnh tim mạch, tiểu đường. Và đây cũng là những nguyên nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

Bên cạnh đó, những người mắc bệnh gút đồng thời hút thuốc lá đã nói rằng sau khi họ bỏ thuốc thì các cơn đau gút ít tấn công hơn, trong khi những người quay trở lại hút thuốc thì thấy rằng các triệu chứng viêm khớp càng gia tăng dữ dội vì hệ thống miễn dịch của họ bị suy giảm. Ngoài ra, ở các đối tượng đang mắc phải hội chứng ngừng thở khi ngủ (do thuốc lá gây ra), điều này cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ bị các cơn gút cấp tấn công là rất cao. Vì trong trường hợp này, cơ thể bạn sẽ bị thiếu oxy, khiến cho các chức năng gan thận bị suy yếu dần, không thể đào thải được lượng acid uric ra ngoài, tinh thể urat bám vào các khớp, bắt đầu cho các đợt tấn công cấp.

Lối sống lành mạnh và sử dụng thảo dược để giúp việc điều trị bệnh gút đạt hiệu quả cao

Một lối sống lành mạnh dành cho người bệnh gút bao gồm chế độ ăn uống kiêng khem và luyện tập thể thao sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị bệnh gút. Chế độ ăn uống khoa học bao gồm: hạn chế các thức ăn giàu purin, rượu bia, thuốc lá; nên uống nhiều nước, cung cấp các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C cho cơ thể; tăng cường rau quả xanh, thực phẩm giàu kali, chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày… Bên cạnh đó, người bệnh gút cũng nên tập thể thao đều đặn để vừa giúp đào thải được acid uric dư thừa ra ngoài cơ thể vừa nâng cao sức khỏe tổng trạng cho cơ thể. Người bệnh cũng nên giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng và ổn định cân nặng ở giới hạn cho phép.

Quang Vinh