Muối không chỉ làm tăng độ đậm đà cho các món ăn hằng ngày mà còn cung cấp cho chúng ta một lượng natri cần thiết cho cơ thể. Nguyên tố natri liên kết với nước, duy trì sự cân bằng nội bào và dịch ngoại bào. Và sự thật là cơ thể con người sẽ không thể phát triển bình thường nếu không ăn muối. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng ăn muối nhiều sẽ làm bệnh gút tiến triển nặng hơn. Vậy quan điểm trên có đúng hay không?
Các nghiên cứu khoa học về mối liên quan giữa bệnh gút và muối ăn (natri clorua)
Một số nghiên cứu khoa học gần đây đã được tiến hành để tìm ra mối liên hệ giữa bệnh gút và muối ăn (Natri clorua). Cụ thể theo một nghiên cứu được công bố ngày 18 tháng 6 năm 2012 của tiến sĩ John P Forman đã kết luận: muối biển (natri clorua) có mối liên hệ trực tiếp đến nồng độ acid uric trong cơ thể. Chính vì vậy muối ăn, cụ thể là nguyên tố natri có liên quan đến bệnh gút. Acid uric trong máu và albumin bài tiết trong nước tiểu có xu hướng tăng dần theo thời gian, cụ thể là thường gặp ở những người lớn tuổi. Tiến sĩ John P Forman cũng đã giải thích: Những người tiêu thụ hàm lượng muối cao hơn so với lượng muối cần thiết hằng ngày thì mức độ bài tiết albumin trong nước tiểu tăng và họ thường có hàm lượng acid uric máu cao vì vậy nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cũng tăng theo. Đồng thời, khi cơ thể mắc các bệnh lý suy thận khiến thận không thể thanh lọc và loại bỏ được acid uric, hoặc mắc các bệnh lý tăng huyết áp, mỡ máu, béo phì thì lượng acid uric máu cũng tăng cao. Khi đó, acid uric dư thừa sẽ liên kết với natri clorua để tạo thành tinh thể muối mới và lắng đọng trực tiếp trong xương và khớp.
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo, chúng ta chỉ nên ăn khoảng 500mg natri/ngày và không quá 1500 mg/ngày. Tuy nhiên, bộ y tế khu vực các quốc gia Bắc Mỹ đã thống kê, mức tiêu thụ trung bình ở đây là khoảng 3400 mg natri mỗi ngày trên một người. Và hầu hết các quốc gia ở các châu lục khác tiêu thụ lượng muối ăn (natri clorua) hằng ngày đều vượt mức cho phép. Đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh lý như viêm khớp, bệnh gút, thận và sỏi túi mật,…ngày càng tăng lên. Đồng thời, theo nghiên cứu công bố vào năm 2002 của The New England Journal of Medicine cho rằng việc giảm lượng muối tiêu thụ sẽ làm giảm đáng kể sự phát sinh bệnh sỏi thận ở người bị bệnh gút. Đối với những người có vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận và sỏi thận…là bệnh thứ phát có liên quan đến bệnh gút cũng như vậy, một chế độ ăn uống với hàm lượng natri thấp là rất quan trọng, để không làm những biến chứng của bệnh gút trầm trọng thêm.
Bích Phương.