Axit uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên của cơ thể. Tăng axit uric là kết quả của sự rối loạn quá trình chuyển hóa nhân purin. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và mức độ nguy hiểm ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin về chỉ số axit uric trong bài viết dưới dây nhé!

Chỉ số axit uric là gì?

Axit uric là một sản phẩm tự nhiên từ quá trình chuyển hóa nhân purin. Quá trình này có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. 

  • Quá trình tổng hợp axit uric nội sinh: Các tế bào sau khi chết đi thì sẽ phân hủy và chuyển hóa thành axit uric.
  • Quá trình tổng hợp axit uric ngoại sinh: Purin là hợp chất được tìm thấy nhiều trong một số loại thực phẩm như thịt bò, thịt chó, hải sản, nội tạng động vật, rượu, bia,… Quá trình chuyển hóa nhân purin này tạo thành các axit uric có nguồn gốc ngoại sinh. 

Mỗi ngày, axit uric dư thừa sẽ được đào thải chủ yếu ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu và một phần qua đường tiêu hóa, mồ hôi. Nếu lượng axit uric sản sinh quá lớn và cơ thể không kịp đào thải sẽ dẫn tới hiện tượng tăng axit uric.

Axit-uric-la-san-pham-chuyen-hoa-tu-nhien-cua-co-the.webp

Axit uric là sản phẩm chuyển hóa tự nhiên của cơ thể

Chỉ số axit uric bao nhiêu là cao? 

Việc xét nghiệm máu để đo mức độ axit uric sẽ giúp bạn nhận biết được chỉ số axit trong máu đang ở tình trạng nào. Khi lượng axit uric máu cao trên 70 mg/l (420μmol/l) với nam và trên 60 mg/l (360μmol/l) với nữ thì chứng tỏ bạn đang bị tăng axit uric máu.

Nồng độ axit uric tăng cao và kéo dài trong máu có ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý. Vì vậy, người bệnh cần biết được nguyên nhân gây tăng axit uric máu để tìm cách phòng tránh và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân gây tăng axit uric máu

Tăng axit uric là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này làm tăng quá trình tổng hợp hoặc giảm quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân gây tăng axit uric máu.

  • Do di truyền: Nguyên nhân này khá hiếm gặp tuy nhiên yếu tố di truyền cũng góp phần làm tăng axit uric. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thiếu hụt enzyme HPRT1 (hypoxanthine phosphoribosyltransferase 1) dẫn tới cơ thể không thể loại bỏ axit uric. Đây còn được gọi là hội chứng Lesch-Nyhan.
  • Do tăng quá trình chuyển hóa nhân purin: Một số người có khối u phát triển nhanh như ung thư di căn, u xơ đa bào hoặc một số bệnh bạch cầu cũng là nguyên nhân tăng axit uric máu. Những người bị ung thư sau khi tiến hành hóa trị sẽ gặp hội chứng phân tách khối u và làm tăng axit uric trong máu. Những người có khối u lớn, quá trình hóa trị sẽ làm chết và giải phóng một lượng lớn tế bào ung thư vào máu. Các tế bào này sẽ phân hủy thành axit uric.
  • Giảm bài tiết axit uric: Trường hợp này thường xuất hiện ở những người mắc bệnh thận. Do chức năng thận kém dẫn tới việc giảm đào thải axit uric.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Mỗi ngày, bạn bổ sung quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng cao nhân purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,… cũng là nguyên nhân làm tăng axit uric. Tuy nhiên, việc ăn kiêng quá mức hoặc tập thể lực quá sức cũng làm tăng nồng độ axit này trong máu. 
  • Một số nguyên nhân khác có thể là béo phì, uống nhiều rượu, bia, đường huyết cao, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh tim, người tăng huyết áp, suy giáp, người tiếp xúc với thuốc trừ sâu,...

An-nhieu-thit-do-gay-axit-uric-cao-trong-mau.webp

Ăn nhiều thịt đỏ gây axit uric cao trong máu

Axit uric cao có thể mắc những bệnh lý nào?

Axit uric cao có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe như bệnh gout, thận, tim mạch,... Cùng tìm hiểu chi tiết một số bệnh lý có thể gặp khi nồng độ axit uric tăng cao và kéo dài là:

  • Bệnh gout: Đây là bệnh lý thường gặp nhất khi người bệnh có axit uric cao trong máu. Do sự kết tinh và hình thành các tinh thể urat trong các mô, khớp dẫn đến khớp có biểu hiện sưng, viêm và đau nhức. Nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì có thể xuất hiện các cơn gout cấp khiến người bệnh đau nặng hơn, hình thành các hạt tophi có thể làm tổn thương khớp vĩnh viễn.
  • Bệnh tim mạch: Các tinh thể urat lắng đọng trong hệ mạch vành có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, axit uric còn tác động lên lớp nội mạc mạch máu, sự kết dính tiểu cầu hoặc sự oxy hóa làm thành mạch kém bền, xơ vữa và gây viêm.
  • Bệnh thận: Axit uric và bệnh thận có tác động qua lại lẫn nhau. Những người bị bệnh thận thường giảm quá trình đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Ngược lại, khi nồng độ axit uric tăng cao có thể gây lắng đọng tinh thể urat ở xoang thận và gây nên sỏi thận.
  • Bệnh đái tháo đường: Axit uric tăng cao có thể làm rối loạn hoạt động của tuyến tụy và làm nặng thêm tình trạng kháng insulin. Do đó, những người có axit uric cao có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường typ 2.

Axit-uric-cao-la-nguyen-nhan-dan-den-benh-gout.webp

Axit uric cao là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout

Cách giảm axit uric hiệu quả

Khi có xét nghiệm chỉ số axit uric tăng cao thì người bệnh cần thực hiện những cách sau đây để giảm axit uric hiệu quả. 

Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric máu

Nếu bạn đang có chỉ số axit uric cao nhưng chưa xuất hiện cơn gút cấp thì bạn cần một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để phòng ngừa bệnh gút hiệu quả. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hạn chế những thực phẩm giàu purin: Bạn có thể giới hạn nguồn axit uric trong chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách sử dụng những thực phẩm chức hàm lượng purin thấp. Thực phẩm giàu purin bao gồm một số loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản. Tất cả các loại thực phẩm này sau khi được tiêu hóa sẽ tạo ra một lượng lớn axit uric.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Chất xơ giúp cơ thể loại bỏ axit uric hiệu quả, cân bằng lượng đường trong máu và mức insulin. Vì thế, hãy bổ sung thêm rau vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm axit uric và bảo vệ cơ thể của bạn khỏi những bệnh lý khác.
  • Tránh thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường: Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, đường cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nồng độ axit uric tăng cao trong máu.
  • Uống đủ nước: Uống nhiều nước giúp thận tăng cường đào thải axit uric hiệu quả hơn. Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để kiểm soát axit uric và phòng ngừa bệnh gút tốt hơn.

Uong-du-nuoc-giup-than-tang-cuong-dao-thai-axit-uric.webp

Uống đủ nước giúp thận tăng cường đào thải axit uric

>>> XEM THÊM: Người có nồng độ axit uric cao kiêng ăn gì để phòng ngừa bệnh gút?

Thuốc giảm axit uric 

Đối với những người bị tăng axit uric, bác sĩ có thể chỉ định dùng một số thuốc điều trị để giảm axit uric. Các thuốc được chỉ định trong điều trị axit uric cao bao gồm:

  • Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Allopurinol, febuxostat,... Những thuốc này đều ức chế enzym xanthin oxidase và làm giảm được quá trình tổng hợp axit uric. Tuy nhiên, febuxostat chỉ dùng khi người bệnh tăng axit uric máu có triệu chứng và chống chỉ định với allopurinol.
  • Thuốc tăng thải axit uric: Benzbromarone, lesinurad, probenecid,... Những thuốc này được lựa chọn khi sử dụng những thuốc ức chế tổng hợp axit uric không hiệu quả.
  • Thuốc hủy axit uric: Pegloticase, rasburicase là hai hoạt chất chính được chỉ định để tăng hủy axit uric. Thuốc này có tác dụng giảm nhanh axit uric trong máu nhưng chỉ dùng trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với biện pháp khác hoặc đã xuất hiện hạt tophi gây biến dạng khớp.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị axit uric cao

Bên cạnh thay đổi chế độ dinh dưỡng và sử dụng các thuốc làm giảm axit uric thì người bệnh có thể kết hợp thêm một số thảo dược để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Người bệnh nên lựa chọn những thảo dược an toàn, đã được chứng minh hiệu quả làm giảm axit uric máu để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn. Một số loại thảo dược mà bạn có thể tham khảo là:

  • Trạch tả: Nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh Trung Quốc năm 2014 đã chứng minh trạch tả có tác dụng tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu và tăng đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể trong đó có axit uric.
  • Nhàu: Thảo dược này có tác dụng hỗ trợ chức năng thận, bổ thận, giảm viêm và tăng cường đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Ba kích: Có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng thận giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể hiệu quả.

Ba-kich-giup-than-tang-cuong-dao-thai-axit-uric.webp

Ba kích giúp thận tăng cường đào thải axit uric

Người bệnh có thể dùng riêng rẽ những loại thảo dược trên. Tuy nhiên, để tác dụng đào thải axit uric hiệu quả nhất thì bạn nên kết hợp những loại thảo dược này với nhau để nhanh chóng cải thiện nồng độ axit uric máu.

Trên đây là những thông tin về tình trạng axit uric cao trong máu. Người bệnh nên bỏ túi cho mình những thông tin cần thiết trên để hiểu rõ hơn về bệnh và có cách điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến những thông tin trong bài viết, bạn có thể bình luận hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất.