Việc tìm ra cách giảm nhanh cơn đau gout cấp luôn là mong muốn của nhiều người, đặc biệt là với những ai đang gặp phải tình trạng này. Theo chuyên gia, nhiều thực phẩm có khả năng chống viêm, giúp giảm đau gout rất hữu hiệu. Vậy đó là những thực phẩm nào? Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Gout là bệnh hình thành bởi sự chuyển hóa bất thường của acid uric trong máu. Những người bị bệnh gout thường là do cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric, hoặc thận không có khả năng để loại bỏ chúng. Bệnh gout có thể xảy ra một mình (bệnh gout nguyên phát) hoặc liên quan đến các tình trạng y tế hoặc thuốc khác (bệnh gout thứ phát).

 bệnh gout gây đau đớn tại khớp

Bệnh gout gây đau đớn dữ dội tại khớp

Dư thừa acid uric được coi là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gout. Acid uric được tạo ra khi chúng ta tiêu thụ thức ăn giàu purin và các mô của cơ thể bị phá vỡ trong quá trình chuyển hóa tế bào bình thường. Một số người bị bệnh gout do cơ thể sản xuất quá mức lượng acid uric. Những người khác bị bệnh gout do thận bị suy giảm chức năng nên không thể loại bỏ chúng ra ngoài một cách hiệu quả.

Các yếu tố nguy cơ có thể khiến acid uric máu tăng cao và gây bệnh gout bao gồm:

- Do di truyền: Nếu cha mẹ bị gout, thì bạn có 20% nguy cơ cũng mắc phải căn bệnh này.

 Bệnh gout cũng có tính di truyền

Bệnh gout cũng có tính di truyền

- Tuổi tác: Nam giới sau tuổi dậy thì có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn so với phụ nữ.

- Mắc bệnh thận: Những người có chức năng thận kém như người bị suy thận, thận yếu, sỏi thận tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.

- Uống đồ có cồn, đặc biệt là bia hoặc chế độ ăn nhiều thịt đỏ, nội tạng, nấm men, động vật có vỏ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

- Sử dụng một số loại thuốc điều trị như: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị ung thư,… cũng có thể khiến nồng độ acid uric máu tăng và gây ra cơn đau gout.

Cách giảm nhanh cơn đau gout cấp nhờ thực phẩm

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng với người mắc bệnh gout. Theo các chuyên gia, bổ sung thực phẩm có tác dụng chống viêm cũng là cách giảm nhanh cơn đau gout rất hiệu quả. Dưới đây là một số thực phẩm người bị bệnh gout không nên bỏ qua.

1. Quả mọng: Quả mọng là loại quả nhỏ nhưng rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Quả mọng chứa chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanin. Những hợp chất này có tác dụng chống viêm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Các loại quả mọng phổ biến gồm: Dâu tây, mâm xôi, việt quất, anh đào,…

 Quả mọng tốt cho người bị bệnh gout

Quả mọng tốt cho người bị bệnh gout

2. Bông cải xanh: Bông cải xanh là thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng cho sức khỏe. Bông cải xanh rất giàu sulforaphane, một chất chống oxy hóa, chống viêm do gout bằng cách giảm mức độ cytokine và NF-kB - nguyên nhân gây viêm. Không chỉ có vậy, ăn nhiều rau họ cải còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

3. Quả bơ: Bơ chứa rất nhiều kali, magie, chất xơ và chất béo không bão hòa nên tốt cho hệ tim mạch. Ngoài ra, một số hợp chất trong bơ có thể làm giảm viêm do gout hiệu quả.

4. Trà xanh: Trà xanh được biết đến là một trong những đồ uống tốt nhất cho sức khỏe. Thức uống này giúp điều trị bệnh gout do đặc tính chống viêm mạnh mẽ nhờ một chất gọi là epigallocatechin-3-gallate (EGCG).

5. Củ nghệ: Nghệ chứa hàm lượng curcumin cực lớn – đây là một hoạt chất có tính chất chống oxy hóa, chất kháng viêm, chống nhiễm trùng cực mạnh. Vì thế, nghệ thường được sử dụng để điều trị rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là gout. Các khoa học phát hiện, hoạt chất curcumin trong nghệ còn có khả năng ức chế sự sản sinh chất gây đau là prostaglandin và làm giảm lượng enzyme gây viêm COX-2 trong cơ thể. Nhờ đó, nó làm cắt cơn đau nhức ở người bệnh gout, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại ổ khớp, chặn đứng các tổn thương về xương khớp do bệnh gây ra.