Axit uric cao là tình trạng khá phổ biến hiện nay và cần được kiểm soát từ sớm để hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh lý như gout, bệnh thận, biến chứng tim mạch... Vậy axit uric cao kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe và tránh nguy cơ mắc bệnh gút? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thịt đỏ - Loại thực phẩm không tốt cho người có axit uric cao
Các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa, thịt trâu... đều chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này không phù hợp cho người bị tăng axit uric máu do chứa hàm lượng purin cao. Purin được nạp vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric. Vì vậy, người có nồng độ axit uric trong máu cao nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ để giúp kiểm soát tốt chỉ số này.
Axit uric cao nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ
Hải sản làm tăng acid uric nếu ăn quá nhiều
Các loại hải sản như tôm, cua, cá biển, sò, nghêu... được biết đến là những thực phẩm giàu purin. Do đó, khi ăn quá nhiều hải sản có thể làm nồng độ axit uric máu tăng đột ngột. Ngoài ra, hải sản có chứa các histamin tự nhiên nên có thể gây dị ứng cho người sử dụng. Vì thế, những người bị tăng axit uric máu không nên sử dụng quá nhiều hải sản trong chế độ ăn của mình.
Nội tạng động vật - Khắc tinh của người bị tăng axit uric
Một số thực phẩm nội tạng động vật như lòng, tim, gan, thận... thường chứa hàm lượng purin cao. Điều này khiến chỉ số axit uric máu tăng cao sau khi ăn chúng. Vì thế, người bị tăng axit uric máu hoặc đang mắc bệnh gout thì nên hạn chế tiêu thụ nội tạng động vật.
Nội tạng động vật là thực phẩm người bị tăng axit uric nên kiêng
Giá đỗ - Thực phẩm gây tích tụ axit uric
Giá đỗ được biết đến là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng không được khuyến cáo sử dụng cho người có chỉ số axit uric cao. Người bệnh không nên sử dụng quá nhiều giá đỗ trong bữa ăn hằng ngày để hạn chế việc tích tụ axit uric và giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng khác.
Nấm không tốt cho sức khỏe người bị tăng axit uric
Nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng và thường được sử dụng trong các món chay. Nhưng ít người biết rằng, nấm là thực phẩm chứa hàm lượng purin cao. Do đó, thường xuyên ăn nấm sẽ gây tích tụ axit uric trong cơ thể và tăng nguy cơ gặp nhiều bệnh lý như gout, sỏi thận... Do đó, không nên sử dụng quá nhiều nấm trong các bữa ăn của người bị tăng axit uric máu.
Nấm chứa nhiều purin nên không tốt cho người bị tăng axit uric
>>> XEM THÊM: Bệnh gout gây đau khớp - Nguyên nhân, cách điều trị
Thực phẩm nhiều muối
Không chỉ những người bị tăng axit uric được khuyến cáo hạn chế ăn mặn mà đây là lời khuyên dành cho tất cả mọi người. Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng xấu đến thận. Khi thận bị ảnh hưởng thì việc đào thải axit uric cũng không hiệu quả. Vì thế, bạn không nên ăn mặn khi chỉ số axit uric máu tăng quá mức cho phép.
Đồ chế biến sẵn
Những thực phẩm chế biến sẵn hoặc được đóng hộp đều chứa các chất phụ gia, bảo quản và chất béo không tốt cho cơ thể. Chúng có thể ảnh hưởng tới nồng độ axit uric nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Do đó, không nên sử dụng những loại thực phẩm có sẵn mà nên tự chế biến để món ăn được tươi, ít chất phụ gia độc hại và hợp khẩu vị.
Rượu, bia và các chất kích thích
Sử dụng rượu, bia, và các đồ uống có cồn có thể làm tăng tổng hợp axit uric và ảnh hưởng tới quá trình đào thải của thận. Khi đó, nồng độ axit uric trong máu sẽ tăng cao và tăng nguy cơ gặp phải bệnh gout. Do đó, cần hạn chế tối đa sử dụng bia, rượu để chỉ số axit uric máu được kiểm soát tốt hơn.
Khuyến cáo người bị tăng axit uric nên hạn chế dùng rượu, bia
Axit uric máu tăng cao mà không được kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bài viết trên đã tổng hợp lại các loại thực phẩm người bị tăng axit uric nên kiêng ăn. Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng axit uric cao hoặc bệnh gout, hãy để lại bình luận ở dưới bài viết này để được tư vấn và giải đáp sớm nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17808-high-uric-acid-level