Chỉ số acid uric máu cao là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: Sỏi thận, suy thận, các bệnh tim mạch… Vậy làm sao để giảm acid uric trong máu? Nếu đang có băn khoăn này thì bạn đừng bỏ qua 10 cách đào thải acid uric nhanh được chuyên gia khuyên dùng trong bài viết dưới đây!

Acid uric máu là gì?

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa xảy ra tự nhiên trong cơ thể chúng ta. Acid uric máu có nguồn gốc: Nội sinh, là khi các tế bào bị chết, nhân của chúng sẽ bị phá hủy và chuyển hóa thành acid uric; Ngoại sinh, xuất phát từ các loại thức ăn động vật như: Thịt, cá và một số con đường chuyển hóa khác.

Chỉ số acid uric máu bình thường vào khoảng 420 micromol/lít ở nam giới và 360 micromol/lít ở nữ giới. Nếu vượt qua ngưỡng này thì chứng tỏ bạn đang bị tăng acid uric. Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng acid uric máu nhưng cơ bản là do hai nhóm chính: Tăng tổng hợp acid uric do ăn quá nhiều thịt cá, do rối loạn chuyển hóa acid uric bẩm sinh) và giảm đào thải acid uric do chức năng thận suy giảm.

Tăng acid uric máu là vấn đề khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Nếu trước đây, tình trạng tăng acid uric ở người Việt Nam ước tính chỉ 1-2% thì hiện nay, tỷ lệ đó đã tăng lên rất nhiều. Ngoài bệnh gút, chứng tăng acid uric máu còn thấy ở một số bệnh khác như: Sỏi thận, suy thận, mắc các bệnh về tim mạch…

Bật mí 10 cách đào thải acid uric nhanh

Khi có chỉ số acid uric máu cao, bạn cần tìm cách kiểm soát càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là 10 cách đào thải acid uric nhanh được các chuyên gia khuyên dùng:

1. Uống nhiều nước: Tăng cường uống nước là cách đơn giản để giảm axit uric máu. Bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để kích thích hoạt động tiểu tiện, giúp thận đào thải axit uric tốt hơn.

2. Ăn nhiều rau xanh: Trên thực tế, các loại rau lá xanh chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp giảm axit uric trong máu hiệu quả. Vì vậy, bạn nên tăng cường ăn các loại rau xanh như: Bắp cải, cần tây, rau mùi,… vào chế độ ăn uống hàng ngày để giảm acid uric máu hiệu quả.

3. Tăng cường ăn táo: Trong táo có nhiều acid malic, có tác dụng trung hòa tự nhiên lượng acid uric trong máu. Có thể sử dụng táo trước, trong và sau bữa ăn và nên duy trì hàng ngày để đạt hiệu quả.

4. Nho: Đây là loại quả có tính bình, vị ngọt, bổ khí huyết, là loại quả kiềm tính, giàu vitamin và hầu như không có nhân purin nên rất tốt cho người bị tăng axit uric máu.

5. Quả anh đào: Trong quả anh đào chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm acid uric trong máu và ngăn chặn hình thành tinh thể muối urat tại khớp và gây cơn đau gút.

6. Bổ sung vitamin C: Vitamin C có tác dụng tích cực trong việc làm giảm axit uric trong máu, có thể thúc đẩy thận dễ dàng tái hấp thu acid uric và đào thải ra ngoài hiệu quả. Bạn có thể bổ sung vitamin C từ các loại quả như: Cam, quýt, dâu tây, thanh long, bưởi, kiwi, những  loại rau có màu xanh đậm…

7. Giảm acid uric bằng lá tía tô: Lá tía tô giàu vitamin A, C và phospho giúp ức chế quá trình sản xuất axit uric. Bạn có thể sử dụng lá tía tô trực tiếp trong các bữa ăn hoặc ép lá tía tô lấy nước uống đều mang đến hiệu quả tốt.

8. Ăn củ cải trắng: Củ cải trắng giàu vitamin C, photpho, kẽm và đặc biệt là không chứa nhân purin nên rất tốt với người đang bị tăng axit uric máu. Bạn nên bổ sung củ cải trắng trong bữa ăn hàng ngày để phòng ngừa bệnh gút tái phát hiệu quả.

9. Có chế độ ăn hợp lý: Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều nhân purin sẽ kiểm soát được tình trạng axit uric trong máu tăng cao. Các thực phẩm bạn nên hạn chế bao gồm: Thịt đỏ như: Thịt bò, thịt bê, thịt trâu, thịt cừu; Cá biển; Gà tây; Nội tạng động vật…

10. Giảm axit uric bằng cây trạch tả: Nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc năm 2014 cho thấy, các hoạt chất trong cây trạch tả có tác dụng trên chức năng thận, giúp lợi tiểu, đào thải những chất độc hại ra khỏi cơ thể, từ đó cải thiện bệnh gút hiệu quả. Uống trà trạch tả mỗi ngày là cách giảm axit uric máu hiệu quả, bạn có thể áp dụng hàng ngày.