Acid uric tăng cao trong máu tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế, việc tìm phương pháp điều trị tăng acid uric máu hiệu quả là mong muốn của nhiều người bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến việc điều trị acid uric máu.

Điều trị tăng acid uric máu không triệu chứng

Ở những người có tăng acid uric máu nhưng không biểu hiện thành các triệu chứng bên ngoài thì các phương pháp điều trị cần phải dựa vào nồng độ của chỉ số này trong máu.

Đối tượng có nồng độ acid uric dưới 10mg/dl

Trong trường hợp tăng acid uric không triệu chứng và có nồng độ acid uric dưới 10mg/dl sẽ không cần sử dụng thuốc điều trị mà chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt để không tạo thêm acid uric. Một số lời khuyên về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho những đối tượng này bao gồm:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều nhân purin: Thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt cừu, hải sản, nội tạng động vật, nấm,... là tác nhân làm tăng tổng hợp acid uric trong máu do đó không nên sử dụng các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hằng ngày.
  • Không sử dụng rượu, bia: Do đây là những đồ uống xúc tác làm tăng quá trình tổng hợp acid uric.
  • Không sử dụng các loại rau chứa nhiều purin như rau chân vịt, đậu hà lan, đậu lăng, măng tây,... Mặc dù không chứa hàm lượng purin cao như thịt đỏ, hải sản nhưng chúng cũng là yếu tố làm góp phần tăng acid uric.
  • Nên ăn nhiều hoa quả, các loại rau có lợi cho quá trình đào thải acid uric như rau cần tây, súp lơ, quả cherry, ổi, táo, dứa,...
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ thận tăng cường đào thải acid uric.
  • Tập thể dục đều đặn và hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Uong-nhieu-nuoc-giup-than-tang-cuong-dao-thai-acid-uric.webp

Uống nhiều nước giúp thận tăng cường đào thải acid uric

Đối tượng có nồng độ acid uric trên 10mg/dl

Cần sử dụng thuốc cho những trường hợp tăng acid uric không triệu chứng nhưng có nồng độ acid uric trên 10mg/dl (700 micromol/l) hoặc có sự sản sinh acid uric cấp tính như điều trị hóa trị liệu cho người bị ung thư gây phân hủy lượng lớn tế bào. Những thuốc được chỉ định trong trường hợp này là:

  • Thuốc giảm tổng hợp acid uric: Allopurinol, thiopurinol là những thuốc có tác dụng ức chế enzym xanthin oxidase nên làm giảm được nồng độ acid uric trong máu.
  • Thuốc tăng tiêu hủy acid uric: Rasburicase, pegloticase có tác dụng phân hủy acid uric thành các hợp chất khác từ đó làm giảm chỉ số này trong máu.

Phương pháp điều trị bằng thuốc chủ yếu nhằm mục đích giảm tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở ống thận và ngăn ngừa tình trạng suy thận cấp ở những đối tượng này.

Những đối tượng tăng acid uric khác

Các trường hợp xét nghiệm thường xuyên và có tình trạng tăng acid uric dưới 10 mg/dl nhưng không đáp ứng với các biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric máu.

Những thuốc giảm acid uric bao gồm thuốc giảm tổng hợp, tăng đào thải và tăng hủy acid uric. Lưu ý không dùng thuốc nhóm tăng thải acid uric như probenecid (benemid) qua thận ở những người có một trong các biểu hiện sau: Đã hoặc đang bị sỏi thận, suy thận, có hạt tophi và giảm bài tiết urat qua thận.

Su-dung-thuoc-giam-acid-uric-theo-huong-dan-cua-bac-si.webp

Sử dụng thuốc giảm acid uric theo hướng dẫn của bác sĩ

Những người tăng acid uric máu có triệu chứng

Những người tăng acid uric máu có triệu chứng sẽ thường biểu hiện thành các cơn gout cấp hoặc tổn thương thận trên lâm sàng. Những biểu hiện giúp bạn có thể dễ nhận biết bệnh gồm:

  • Cơn đau cấp tính: Thường xuất hiện sau bữa ăn thịnh soạn, nhiều dưỡng chất và khởi phát vào ban đêm. Người bệnh có biểu hiện đau dữ dội và đáp ứng tốt với thuốc colchicine.
  • Hạt tophi: Đây là kết quả của sự lắng đọng các tinh thể urat tại các vị trí trên cơ thể như ngón tay, bàn tay, ngón chân, khuỷu tay, vành tai. Những hạt này có màu trắng và kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Sưng đau, biến dạng khớp do lắng đọng các tinh thể urat tại tổ chức này.
  • Sỏi urat: Biểu hiện bằng những cơn đau quặn thận, có thể tiểu ra máu, tiểu có mủ.
  • Các bệnh lý về thận: Suy thận, viêm thận kẽ,... do sự lắng đọng các tinh thể urat làm tổn thương các tế bào thận.

Những đối tượng này cần điều chỉnh chế độ ăn uống và được chỉ định sử dụng các thuốc điều trị như sau:

  • Cơn gout cấp: Sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm như colchicin, NSAIDs, corticoid để cải thiện các triệu chứng trên sưng viêm tại khớp.
  • Thuốc giảm tổng hợp acid uric máu: Allopurinol giúp làm giảm tổng hợp acid uric máu hiệu quả. Febuxostat thường được chỉ định nếu người bệnh bị dị ứng với allopurinol.
  • Thuốc tăng đào thải acid uric: Probenecid giúp giảm tái hấp thu acid uric tại ống thận từ đó làm giảm acid uric hiệu quả. Không sử dụng thuốc này cho những người bị bệnh thận.
  • Thuốc tăng hủy urat: Rasburicase, pegloticase là những thuốc dùng đường tiêm và được sử dụng bởi những người có chuyên môn.

Khong-su-dung-cac-thuoc-tang-dao-thai-acid-uric-cho-nguoi-bi-suy-than.webp

Không sử dụng các thuốc tăng đào thải acid uric cho người bị suy thận

Sử dụng thảo dược giúp giảm nồng độ acid uric máu

Ngoài việc điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, nhiều người đã cải giảm chỉ số acid uric máu hiệu quả nhờ sử dụng thảo dược. Người bệnh nên lựa chọn những thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, đã được chứng minh tính an toàn và hiệu quả để tránh gặp các tác dụng bất lợi cho sức khỏe.

Trạch tả là thảo dược đã được sử dụng từ xa xưa với công dụng lợi tiểu, giúp giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, vị thuốc này còn được nghiên cứu công dụng tăng cường chuyển hóa, hỗ trợ thận tăng cường đào thải độc tố tại trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc năm 2014. Do đó, trạch tả có tác dụng đào thải acid uric hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp trạch tả cùng các loại thảo dược như:

  • Ba kích, nhàu: Giúp bổ thận, tăng cường chức năng đào thải độc tố của thận tốt hơn.
  • Hoàng bá, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhọ nồi: Giúp giảm các triệu chứng sưng viêm khớp khi người bệnh đã có triệu chứng của bệnh gout.

Trên đây là những thông tin về điều trị tăng acid uric máu. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược để cải thiện bệnh tốt hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận bên dưới để được giải đáp thắc mắc.