Bệnh gout cần kiêng khem nhiều thứ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc lên thực đơn cho bữa ăn của mình. Nếu bạn đang tìm hiểu về bữa sáng cho người bệnh gout, đừng bỏ qua bài viết hữu ích dưới đây. 

Nguyên tắc chuẩn bị bữa sáng cho người bệnh gout

Bữa sáng cho người bị bệnh gút cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và không nên có nhiều thực phẩm giàu đạm. Để có một bữa sáng khoa học và lành mạnh, bạn nên chú ý một số nguyên tắc sau:

  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm, chứa hàm lượng cao nhân purin, do đây là tác nhân gây lắng đọng tinh thể urat ở người mắc bệnh gout. Cụ thể, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm giàu purin như: Thịt trâu, thịt chó, hải sản,... Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng những loại thực phẩm có hàm lượng purin thấp hơn như thịt lợn, thịt gà, trứng, sữa tách béo,…
  • Thực phẩm giàu carbohydrate có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhóm thực phẩm này chỉ chứa hàm lượng thấp purin, rất thích hợp dùng trong bữa sáng cho người bệnh gout. Một số thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, lúa mạch,...
  • Bữa sáng cho người bệnh gout không nên có quá nhiều đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Đồng thời, nên hạn chế nêm nếm nhiều muối trong món ăn.
  • Chế biến thực phẩm theo phương pháp luộc hoặc hấp sẽ khoa học và an toàn cho sức khỏe của người bệnh.

>>> XEM THÊM: Bệnh gút nên hạn chế ăn những gì?

Gợi ý thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout

Dưới đây là gợi ý về thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout mà bạn có thể tham khảo. Những món ăn này vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh mà lại ngon miệng, không bị nhàm chán.

Trứng luộc là món ăn phù hợp với bệnh gút

bua-sang-cho-nguoi-benh-gout-voi-mon-trung-luoc-cuc-don-gian.webp

Bữa sáng cho người bệnh gout với món trứng luộc cực đơn giản

Trứng luộc là món ăn giàu protein nhưng lại có hàm lượng purin rất thấp. Vì thế, trứng luộc rất thích hợp dùng trong bữa sáng cho người bệnh gout. Với cách chế biến vô cùng đơn giản và chỉ cần bỏ ra 5-7 phút là bạn đã có bữa sáng ngon miệng và đủ chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng, người bị bệnh gout không nên ăn quá 6 quả trứng trong một tuần. Ăn quá nhiều trứng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Bữa sáng cho người bệnh gút từ cháo thịt gà

bua-sang-dinh-duong-cho-nguoi-benh-gout-tu-mon-chao-thit-ga.webp

Bữa sáng đủ dinh dưỡng cho người bệnh gout từ món cháo thịt gà

Cháo thịt gà là món ăn vừa ngon miệng lại rất phù hợp dùng trong bữa sáng cho người bệnh gout. Trong thịt gà có chứa nhiều vitamin B, acid amin và khoáng chất. Không chỉ vậy, selenium có trong thịt gà còn có tác dụng ức chế quá trình kết tinh acid uric tại các khớp.

Cách làm cháo thịt gà cũng vô cùng đơn giản. Cụ thể:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Thịt gà - 300g (nên chọn phần ức gà).
  • Gạo tẻ - 20g.
  • Hành ngò.

Cách làm:

  • Vo sạch gạo rồi cho vào nồi nấu cháo.
  • Rửa sạch thịt gà, cho vào hầm cùng với cháo.
  • Khi thịt gà đã nhừ, thêm hành ngò đã thái nhỏ và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.

Như vậy là bạn đã có một bữa sáng thơm ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Kết hợp sữa chua và yến mạch

bua-sang-don-gian-lanh-manh-voi-sua-chua-yen-mach.webp

Bữa sáng đơn giản, lành mạnh với sữa chua yến mạch

Sữa chua và yến mạch là món ăn vô cùng lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Sữa chua tốt cho đường ruột, tăng cường đề kháng và rất tốt cho người bệnh gout. Còn yến mạch giàu chất xơ và khoáng chất, giúp kiểm soát tốt lượng acid uric trong máu.

Cách làm món sữa chua yến mạch vô cùng đơn giản như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Yến mạch nguyên hạt.
  • 1 hộp sữa chua (nên chọn loại ít đường).
  • Trái cây các loại như cam, nho, kiwi,...

Cách làm:

  • Trộn yến mạch vào trực tiếp cùng sữa chua.
  • Cho trái cây đã cắt nhỏ vào dùng chung.
  • Kết hợp với đồ uống là một tách trà hoặc cà phê sẽ giúp tiêu hóa dễ hơn.

>>> XEM THÊM: Thiết kế thực đơn vàng cho người bệnh gút

Bệnh gút nên ăn đậu hũ hầm nấm rơm

bua-sang-cho-nguoi-benh-gout-voi-mon-dau-hu-ham-nam-rom.webp

Bữa sáng cho người bệnh gout với món đậu hũ hầm nấm rơm

Đậu hũ và các loại đậu là nguồn cung cấp protein từ thực vật vô cùng lành mạnh. Những thực phẩm này vừa đáp ứng đủ nhu cầu protein hàng ngày, đồng thời giúp cắt giảm những thực phẩm từ nguồn protein động vật có hàm lượng purin cao.

Bên cạnh đó, nấm rơm có lượng đạm vừa đủ và dễ hấp thu. Kết hợp đậu hũ và nấm rơm sẽ giúp bạn có một bữa sáng dễ tiêu hóa, đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng.

Cách thực hiện món đậu hũ nấm rơm như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đậu hũ non - 3 miếng.
  • Nấm rơm - 150g.
  • Rau hẹ - 1g.
  • Hành khô - 1 củ.

Cách làm: 

  • Rửa sạch nấm và lá hẹ. Đậu hũ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
  • Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, sau đó thái nhỏ và cho vào nồi phi thơm.
  • Thêm 1 lít nước đã đun sôi vào nồi, cho đậu hũ và nấm rơm vào cùng hầm đến khi chín.
  • Thêm lá hẹ đã cắt nhỏ và nêm gia vị vừa miệng.

Như vậy, món đậu hũ hầm nấm rơm cũng vô cùng dễ làm mà lại bổ dưỡng, thơm ngon, rất thích hợp làm bữa sáng cho người bệnh gout. 

Cháo đậu xanh hầm thịt nạc cho người bệnh gút

bua-sang-ngon-mieng-cho-nguoi-benh-gut-voi-chao-dau-xanh-ham-thit.webp

Bữa sáng ngon miệng cho người bệnh gút với cháo đậu xanh hầm thịt

Tương tự như đậu hũ, đậu xanh cũng là thực phẩm rất tốt cho người bệnh gout. Đậu xanh cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin thiết yếu cho người bệnh. Món cháo đậu xanh thường được người bệnh gout hoặc người mới ốm dậy dùng để bồi bổ sức khỏe.

Cách chế biến món cháo đậu xanh hầm thịt nạc như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Đậu xanh - 100g.
  • Gạo tẻ - 1 chén.
  • Thịt nạc - 300g.
  • Hành lá - 1g.

Cách làm:

  • Ngâm đậu xanh với nước trước 1 đêm cho hạt đậu mềm và dễ tách vỏ.
  • Khi đã ngâm đủ, bỏ phần vỏ đậu xanh và rửa lại với nước sạch.
  • Vo gạo, rửa sạch thịt nạc, sau đó cho gạo, đậu xanh và thịt nạc vào hầm chín.
  • Cho hành lá đã cắt nhỏ vào nồi và nêm gia vị vừa ăn.

Với món cháo đậu xanh này, người bệnh có thể ăn 1-2 lần/tuần để thay đổi khẩu vị.

Salad rau trộn thịt gà tốt cho bệnh gút

bua-sang-voi-salad-rau-tron-thit-ga-co-loi-cho-nguoi-bi-benh-gout.webp

Bữa sáng với salad rau trộn thịt gà có lợi cho người bị bệnh gout

Rau xanh là thực phẩm giàu chất xơ, ít calo, giúp người bệnh gout kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể. Đặc biệt, rau xanh có tính kiềm, có vai trò cân bằng nồng độ acid uric cho người bệnh gout.

Salad rau trộn thịt gà giúp cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, vừa tốt cho sức khỏe của người bệnh gout. Cách chế biến món salad rau trộn thịt gà như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Rau xà lách - 1 cây.
  • Cà chua - 1 quả.
  • Dưa leo - 1 trái.
  • Ớt chuông - 1 trái.
  • Thịt gà (nên chọn ức gà) - 200g.

Cách làm:

  • Rửa sạch các loại rau củ đã chuẩn bị, để ráo nước rồi cắt thành lát vừa ăn.
  • Thịt gà rửa sạch, cho vào luộc chín. Khi thịt đã chín, vớt ra để nguội, sau đó thái thành miếng nhỏ.
  • Trộn rau củ cùng thịt gà với sốt mayonnaise.

Như vậy là bạn đã hoàn thành món salad rau trộn thịt gà cho bữa sáng cho người bị bệnh gout. Món ăn này cũng rất thích hợp cho những người béo phì, người cần giảm cân.

Bữa trưa, bữa tối cho người bệnh gout nên ăn gì?

Không chỉ bữa sáng mà bữa trưa, bữa tối, người bệnh gout cũng cần tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, hạn chế các thực phẩm giàu purin. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn bữa trưa và tối, giúp bạn không còn phải băn khoăn trong việc lựa chọn thực đơn mỗi ngày.

Với bữa trưa, bạn sẽ có các lựa chọn sau:

  • Thực đơn 1: Cơm, lạc vừng, bí xanh luộc hoặc xào.
  • Thực đơn 2: Cơm, thịt gà rang, canh cá
  • Thực đơn 3: Cơm, mướp đắng xào trứng, canh cà chua nấu bí đao.
  • Thực đơn 4: Cơm, thịt hầm củ cải, canh rau muống.

Với bữa tối, bạn có thể lựa chọn một trong các món sau:

  • Thực đơn 1: Cơm, gà rang gừng, canh rau cải, đỗ xanh xào.
  • Thực đơn 2: Cơm, cá rán, mướp đắng xào trứng, canh rau ngót.
  • Thực đơn 3: Cơm, tôm hấp sả, cải bắp luộc, trứng đúc thịt.
  • Thực đơn 4: Cơm, thịt chân giò luộc, lạc rang, bầu luộc.

Bạn có thể tham khảo thực đơn cho người bệnh gout ở trên và thay đổi hàng ngày tùy theo khẩu vị.

thuc-don-bua-trua-va-toi-cho-nguoi-benh-gut.webp

Thực đơn bữa trưa và tối cho người bệnh gout

Bên cạnh việc áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gout có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Bởi vì, chỉ điều chỉnh chế độ ăn đơn thuần sẽ khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh gout kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. 

Các vị thảo dược như trạch tả, thổ phục linh, ba kích, hạ khô thảo,... đều là những vị thuốc có tác dụng hỗ trợ đào thải acid uric, tăng cường chức năng thận, giúp kiểm soát và phòng ngừa các cơn đau gout hiệu quả. Đặc biệt, thảo dược trạch tả đã được chứng minh có tác dụng làm tăng đào thải acid uric. Nghiên cứu được thực thiện tại trường Đại học Bắc Kinh Trung Quốc nên người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm chứa thảo dược này. 

Bài viết trên đã gợi ý cho bạn về thực đơn bữa sáng cho người bệnh gout, cũng như một số thực đơn cho bữa trưa, bữa tối. Chế độ ăn khoa học, tuân thủ điều trị  kết hợp với sử dụng các thành phần thảo dược sẽ giảm triệu chứng bệnh gout giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thực đơn cho người bệnh gout, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được tư vấn chi tiết nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gout/diet-restrictions#sugar

https://www.healthline.com/health/egg-and-gout#diet-for-gout

https://www.healthline.com/health/oatmeal-and-gout#food-gout