Gút là bệnh viêm khớp do sự tích tụ của tinh thể axit uric, đặc trưng bởi những đợt viêm cấp. Nếu không được điều trị đúng, bệnh gút có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để khắc phục cơn đau khớp, bạn có thể áp dụng phác đồ điều trị bệnh gút mới nhất dưới đây.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Nguyên nhân gây bệnh gút chia làm 2 loại: Nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

- Nguyên nhân nguyên phát đến từ chế độ ăn uống hàng ngày của bạn như tiêu thụ thực phẩm giàu purin như: Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm… Uống nhiều rượu, bia, nước ngọt đóng chai cũng là tăng nguy cơ mắc bệnh gút.

- Nguyên nhân thứ phát đến từ các rối loạn về gen (nguyên nhân di truyền). Ngoài ra, có thể do tăng sản xuất axit uric hoặc giảm đào thải axit uric hoặc cả hai, cụ thể:

- Suy thận nói riêng và các bệnh lý làm giảm độ thanh lọc axit uric của cầu thận.

- Các bệnh về máu: Bệnh bạch cầu cấp

- Dùng thuốc lợi tiểu như Furosemid, Thiazid, Acetazolamide…

- Sử dụng các thuốc điều trị những bệnh ác tính như thuốc điều trị ung thư,...

- Các yếu tố nguy cơ của bệnh là hội chứng chuyển hóa, tăng insulin máu,…

64.jpg

Sử dụng thuốc điều trị bệnh

Phác đồ điều trị bệnh gút

Hiện nay, bệnh gút chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị bệnh gút hiện tại chủ yếu đi vào việc giảm đau khớp khi bị gút tấn công và kiểm soát nồng độ axit uric để phòng ngừa tái phát. Trong phác đồ điều trị gout 2019, các chuyên gia thường kê các loại thuốc sau:

Nhóm thuốc chống viêm

+ Colchicine: Đây là loại thuốc điều trị gout cấp phố biến nhất. Colchicine giúp chống viêm, giảm đau trong cơn gút cấp hoặc đợt cấp của gút mạn tính. Bạn có thể sử dụng liều 1mg/ngày, tuy nhiên nên dùng càng sớm càng tốt. Phối hợp với một thuốc nhóm chống viêm không steroid nếu không có chống chỉ định của thuốc này để đạt hiệu quả cắt cơn gút tốt hơn.

Với trường hợp người bệnh có chống chỉ định với thuốc chống viêm không steroid, nên dùng colchicine với liều 1mg x 3 lần trong ngày đầu tiên, liều 1mg x 2 lần trong ngày thứ 2, liều 1mg x 1 lần từ ngày thứ 3 trở đi. Thông thường sau khoảng 24 - 48 giờ sử dụng, các triệu chứng đau sẽ cải thiện rõ rệt. 

+ Thuốc kháng viêm không steroid: Có thể dùng một trong các thuốc sau: Ketoprofen, Piroxicam, Indomethacin, Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac, các nhóm thuốc ức chế chọn lọc COX-2 (meloxicam, celecoxib, etoricoxib...). Các loại thuốc kháng viêm không steroid cũng thường thấy trong đơn thuốc điều trị gout cấp

+ Corticoid: Corticoid được chỉ định dùng khi các thuốc trên không hiệu quả. Loại thuốc này cần rất hạn chế và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Tiêm corticoid trực tiếp vào khớp viêm phải được thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa cơ xương khớp sau khi loại trừ viêm khớp nhiễm khuẩn.

Thuốc giảm axit uric máu

+ Allopurinol: Không chỉ sử dụng thuốc điều trị gout cấp, người bị gút cần sử dụng thêm thuốc giảm axit uric máu. Liều lượng hằng ngày dựa vào nồng độ axit uric máu. Liều khởi đầu: Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200 - 300mg/ngày. Nồng độ axit uric máu thường trở về bình thường với liều 200 - 300mg/ngày. Không nên sử dụng thuốc giảm axit uric để điều trị gout cấp mà chỉ nên dùng khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1 - 2 tuần sử dụng colchicin.

60.jpg

Thuốc giảm axit uric máu

Nhóm thuốc tăng thải axit uric

Probenecid (250mg- 3g/ngày), Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromarone… Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm axit uric niệu. Chống chỉ định khi axit uric niệu trên 600 mg/24 giờ, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi... Đôi khi, có thể dùng phối hợp allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải axit uric.