Tình cờ đi khám sức khỏe phát hiện chỉ số acid uric máu tăng cao, bạn không nên chủ quan mà cần tìm hướng cải thiện càng sớm càng tốt bởi đây là yếu tố hình thành bệnh gút. Vậy người có chỉ số acid uric máu cao nên làm gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về vấn đề acid uric máu tăng cao và các giải pháp để cải thiện.

Chỉ số acid uric là gì?

Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân purin của nó sẽ bị phá hủy và hình thành acid uric. Trong cơ thể, acid uric được đào thải 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Khi quá trình tổng hợp acid uric tăng cường mà khả năng đào thải chúng bị hạn chế sẽ làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao. 

Acid-uric-la-san-pham-cua-qua-trinh-chuyen-hoa-purin-trong-co-the.webp

Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể

Nguyên nhân gây bất thường chỉ số acid uric máu

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự bất thường chỉ số acid uric máu. Tình trạng giảm acid uric máu thường không làm ảnh hưởng nhiều đến các vấn đề sức khỏe. Còn nếu nồng độ acid uric tăng vượt ngưỡng cho phép thì người bệnh phải đối mặt với một số bệnh lý nguy hiểm như gút. Về cơ bản, có 2 nhóm nguyên nhân chính làm nồng độ acid uric máu tăng cao, đó là: 

  • Quá trình tổng hợp acid uric tăng cường: Chế độ ăn thiếu lành mạnh, người bệnh sử dụng nhiều các loại thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt bò, thịt chó, nội tạng động vật... Người bị thừa cân, béo phì hoặc mắc một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa... Ngoài ra, việc sử dụng các thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giảm đau trong thời gian dài… cũng có nguy cơ làm tăng tổng hợp acid uric máu. 
  • Quá trình đào thải acid uric bị hạn chế: Chức năng thận suy giảm do người bệnh có các bệnh lý như sỏi thận, suy thận, giảm mức lọc cầu thận... làm cho acid uric không được đào thải ra ngoài và tích tụ trong cơ thể gây tăng nồng độ acid uric máu.

Chỉ số acid uric máu cao và nguy cơ hình thành bệnh gút

Ở người bình thường, nồng độ acid uric máu đối với nam là dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l), đối với nữ là dưới 6.0 mg/dl (360 micromol/l). Khi nồng độ acid uric cao hơn ngưỡng này, người bệnh có nguy cao hình thành bệnh gút

Acid uric cao vượt ngưỡng cho phép trong thời gian dài sẽ làm hình thành các tinh thể muối urat có hình kim. Các tinh thể này có xu hướng lắng đọng tại tổ chức khớp và thận. Tại khớp, tinh thể urat làm tổn thương các mô và gây viêm khớp. Tại thận, tinh thể urat lắng đọng ở các tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản... tạo thành sỏi. Điều này làm ảnh hưởng đến chức năng lọc thải của thận và nguy hiểm hơn là gây suy thận.

Tinh-the-muoi-urat-hinh-kim-lang-dong-tai-mo-khop.webp

Tinh thể muối urat hình kim lắng đọng tại mô khớp

>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về cơn gout cấp mà bạn không nên bỏ qua

Chỉ số acid uric máu cao bất thường cần làm gì?

Nồng độ acid uric máu tăng cao trong thời gian dài có thể dẫn đến gút và nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó ngay từ khi phát hiện chỉ số acid uric máu cao bất thường, người bệnh cần có những phương pháp để cải thiện tình trạng này kịp thời. 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý

Theo chuyên gia, nếu đang bị gút hoặc các bệnh lý có liên quan tới tăng acid uric trong máu, đầu tiên cần áp dụng là chế độ ăn uống phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý để người bệnh có chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý: 

  • Giảm bớt lượng đạm trong khẩu phần ăn, hạn chế những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật…
  • Hạn chế sử dụng nước ngọt có ga vì chúng chứa hàm lượng fructose cao. Sử dụng thường xuyên loại đồ uống này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
  • Không ăn thực phẩm giàu chất béo như mỡ, da động vật, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán…
  • Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu... cũng nên hạn chế sử dụng vì có thể làm tái phát cơn đau gút.
  • Nên lựa chọn thịt nạc, các sản phẩm sữa ít chất béo, thịt gia cầm không ăn da. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn tối đa 150g thịt mỗi ngày và không quá 3 bữa/tuần.
  • Nên sử dụng các loại rau củ ít purin, nhiều chất xơ như bắp cải, xà lách, cà rốt, dưa chuột… Đây là những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành acid uric.
  • Nên uống khoảng 2 lít nước lọc mỗi ngày để quá trình đào thải acid uric trong máu ra ngoài được thực hiện dễ dàng hơn.

Bo-sung-trai-cay-tuoi-gop-phan-giup-on-dinh-chi-so-acid-uric.webp

Bổ sung trái cây tươi góp phần giúp ổn định chỉ số acid uric

Sử dụng thuốc tây điều trị acid uric máu

Để nồng độ acid uric máu giảm xuống ngưỡng cho phép, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng sử dụng thuốc tây để điều trị. Có 3 nhóm thuốc điều trị tăng acid uric máu như sau: 

  • Thuốc giảm tổng hợp acid uric máu: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase (XO) - đây là một loại enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp acid uric. Khi enzyme bị ức chế, quá trình tổng hợp acid uric sẽ gián đoạn làm giảm nồng độ chất này trong máu. Một số thuốc điển hình trong nhóm này là allopurinol, febuxostat...
  • Thuốc tăng đào thải acid uric máu: Đây là nhóm thuốc được lựa chọn thứ 2 nếu người bệnh chống chỉ định hoặc không đáp ứng với các thuốc giảm tổng hợp acid uric máu kể trên. Phổ biến với các thuốc probenecid, benzbromarone... Nhóm thuốc này giúp tăng cường đào thải acid uric ra ngoài qua đường tiểu, từ đó giảm nồng độ acid uric máu. Người gặp phải các vấn đề liên quan đến thận không nên dùng các thuốc nhóm này.
  • Thuốc hủy urat: Nhóm này có 2 thuốc phổ biến nhất là pegloticase và rasburicase. Với cơ chế bổ sung vào cơ thể enzyme uricase, từ đó biến đổi acid uric thanh allantoin có khả năng tan trong nước và dễ dàng đào thải qua thận. 

Mot-so-thuoc-duoc-chi-dinh-de-on-dinh-chi-so-acid-uric.webp

Một số thuốc được chỉ định để ổn định chỉ số acid uric

>>> XEM THÊM: Axit uric cao và những bệnh lý tiềm ẩn mà bạn cần phải biết

Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị tăng acid uric máu an toàn 

Hiện nay, xu hướng sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh được khá nhiều người quan tâm. Để ổn định nồng độ acid uric máu và hạn chế nguy cơ tiến triển thành gút, nhiều người bệnh đã lựa chọn phương pháp sử dụng thảo dược bởi hiệu quả đem lại khá tích cực mà tính an toàn cao. Một số thảo dược có khả năng ổn định nồng độ acid uric có thể kể đến như trạch tả, hoàng bá, thổ phục linh, hoàng bá... 

  • Trạch tả: Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh trạch tả có tác dụng lợi tiểu giúp tăng cường đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Trong dân gian cũng thường sử dụng trạch tả để giảm acid uric máu và ngăn ngừa bệnh gút tái phát. 
  • Hoàng bá: Đây là thảo dược được biết đến với khả năng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, hoàng bá có khả năng giảm acid uric máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc gút hiệu quả.
  • Nhàu: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong nhàu chứa hoạt chất có khả năng ức chế enzyme xanthine oxidase, từ đó giúp giảm lượng acid uric được tổng hợp ra và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gút. 

Trach-ta-duoc-chung-minh-co-tac-dung-loi-tieu-tang-dao-thai-acid-uric.webp

Trạch tả được chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng đào thải acid uric

Bài viết trên đã tổng hợp lại một số thông tin liên quan đến chỉ số acid uric máu. Việc phát hiện bất thường về chỉ số acid uric máu và có biện pháp cải thiện kịp thời sẽ giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gút, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ tới hotline hoặc để lại bình luận ở bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp bạn nhanh nhất có thể.

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17808-high-uric-acid-level

https://www.healthline.com/health/uric-acid-urine

https://www.webmd.com/arthritis/uric-acid-blood-test