Gút là bệnh lý mạn tính và dễ tái phát vì vậy người bệnh cần kiểm soát tốt bệnh ngay cả trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy người bị bệnh gút có được ăn thịt vịt không? Cùng xem những thông tin hữu ích trong bài viết này nhé.
Người mắc bệnh gút nên hạn chế ăn thịt vịt
Thịt vịt là loại thực phẩm phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Thịt vịt chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1, B2, A, D, canxi, photpho, sắt, kẽm,... Những thành phần này đều có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những người đang mắc bệnh lý nào đó.
Tuy nhiên, thịt vịt có hàm lượng purin tương đối cao khoảng 138mg/100g thịt. Mà purin là nguyên nhân chính làm tăng nồng độ acid uric trong máu nên người mắc bệnh gút cần hạn chế sử dụng thịt vịt trong chế độ ăn của mình. Người bị bệnh gút nên sử dụng những phần thịt chứa ít chất béo và hàm lượng purin thấp như thịt nạc, thịt ức, thịt lườn. Không nên sử dụng những phần thịt chứa nhiều purin như da hoặc phần thịt tối màu, thịt cánh, thịt đùi.
Thịt vịt không có lợi cho người mắc bệnh gút
>>> XEM THÊM: Viêm khớp và bệnh gout - Hiểu để điều trị hiệu quả
Chế biến thịt vịt thế nào để an toàn cho người bệnh gút?
Người mắc bệnh gút không nên quá kiêng khem vì có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Người bị bệnh gút vẫn có thể sử thịt vịt nhưng với lượng vừa đủ và cách chế biến phù hợp. Mỗi bữa ăn, bạn có thể sử dụng khoảng 40-60g thịt vịt và không nên dùng quá 100g/tuần.
Khi chế biến thịt vịt, bạn nên luộc, hấp, nướng để đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết, hạn chế tối đa lượng acid uric trong máu. Bạn nên tránh chế biến thịt vịt bằng cách chiên, xào quá nhiều dầu mỡ. Vì các cholesterol xấu này có thể làm tăng nguy cơ béo phì, mắc các bệnh lý tim mạch và làm nặng hơn tình trạng bệnh gút của bạn. Nếu cần sử dụng dầu béo để chế biến món ăn thì bạn có thể sử dụng các loại dầu thực vật như dầu bơ, dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, dầu vừng,...
Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thịt vịt đã chế biến sẵn để tránh các chất phụ gia cũng như các chất không có lợi cho sức khỏe. Trong mỗi bữa ăn, bạn nên kết hợp thêm nhiều rau xanh, củ quả và các loại trái cây để giúp tăng cường chất xơ, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Người mắc bệnh gút có thể chế biến thịt vịt bằng cách luộc, hấp, nướng
Một số lưu ý cho người mắc bệnh gút khi sử dụng thịt vịt
Người mắc bệnh gút có thể sử dụng thịt vịt trong chế độ dinh dưỡng của mình. Tuy nhiên, dưới đây là một số lưu ý giúp bạn có thể kiểm soát bệnh tốt hơn:
- Không sử dụng phủ tạng của con vịt như gan, tim vì những bộ phận này thường chứa lượng chất béo cao và có thể làm tăng nồng độ acid uric máu.
- Người bệnh nên ăn thịt vịt luộc nhưng không nên sử dụng nước luộc vịt, nước hầm xương vì lượng purin hoàn tan trong phần nước dùng là rất cao nên có thể làm tăng một lượng đáng kể acid uric.
- Không sử dụng phần da, phần thịt sẫm màu như đùi, cánh mà nên ăn phần thịt trắng như thịt ức, thịt lườn.
- Trong bữa ăn đã có thịt vịt thì bạn không nên chế biến thêm các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, hải sản, nội tạng động vật. Không sử dụng rượu, bia trong quá trình dùng bữa để tránh làm tăng nồng độ acid uric.
- Do thịt vịt có tình hàn nên khuyến cáo không dùng trong bữa ăn cho những người vừa mới thực hiện phẫu thuật hạt tophi.
- Cũng tương tự như thịt vịt, các loại thịt gia cầm như thịt ngan, thịt ngỗng, thịt gà tây cũng chứa hàm lượng purin khá cao nên người bệnh cần cân nhắc khi sử dụng những loại thịt này.
Người mắc bệnh gút không nên ăn da vịt và nước luộc vịt
>>> XEM THÊM: Bệnh gút có nguy hiểm không? Có thể bạn chưa biết
Bệnh gút nên ăn thịt gì?
Người bị bệnh gút có thể tham khảo một số loại thực phẩm sau để bổ sung vào chế độ ăn của mình mà không lo bệnh trở nên trầm trọng hơn:
- Thịt ức gà: Mặc dù đều là gia cầm nhưng thịt gà chứa ít hàm lượng purin hơn thịt vịt. Ngoài ra, trong thành phần thịt ức gà còn chứa selenium nên có thể làm chặn quá trình kết tủa của acid uric và giúp quá trình đào thải acid uric trở nên dễ dàng hơn.
- Thịt cá sông: Cá lóc, cá trắm, cá diêu hồng,... là những loại cá chứa nhiều chất dinh dưỡng và chứa ít hàm lượng purin nên rất có lợi cho chế độ ăn của người mắc bệnh gút.
- Thịt lợn: Trong thành phần thịt lợn có chứa purin ở mức vừa phải nên người bệnh có thể sử dụng thịt lợn trong chế độ ăn của mình. Người bệnh có thể sử dụng thịt lợn 2-3 lần/tuần và xen kẽ với các loại thịt trên.
Bên cạnh việc kiểm soát chế độ ăn uống, người bệnh có thể sử dụng thêm các thảo dược từ thiên nhiên để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh gút và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Từ xa xưa, trạch tả đã được sử dụng để tăng cường chuyển hóa, lợi tiểu, tăng cường đào thải chất độc. Ngoài ra, theo nghiên cứu tại trường đại học Bắc Kinh Trung Quốc, trạch tả có tác dụng tăng cường đào thải acid uric nên rất có lợi cho người mắc bệnh gút. Bạn có thể kết hợp trạch tả cùng các thảo dược khác như ba kích, nhọ nồi, hoàng bá, thổ phục linh, hạ khô thảo, nhàu,... để có tác dụng 3 trong 1 là tăng cường chức năng gan thận, hạ acid uric máu, giảm triệu chứng sưng viêm khớp.
Trạch tả giúp cải thiện bệnh gút hiệu quả
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Bệnh gút có được ăn thịt vịt không?”. Bạn nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý, tuân thủ điều trị kết hợp với sử dụng thảo dược để kiểm soát bệnh gút hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được tư vấn và giải đáp chính xác nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.pharmacytimes.com/view/4-foods-and-drinks-gout-patients-should-avoid