Gút là một bệnh lý viêm khớp gây ra các cơn đau nhức vô cùng khó chịu tại khớp bàn chân, ngón chân, ngón tay,… Gút đầu gối tuy ít gặp nhưng khi xuất hiện sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm sao để giảm đau gút đầu gối hiệu quả? Nếu bạn đang băn khoăn, hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây!

Gút đầu gối biểu hiện như thế nào?

Triệu chứng điển hình của gút đầu gối là sự xuất hiện đột ngột của cơn đau khớp vào ban đêm. Thời điểm xuất hiện cơn gút cấp rất khó dự đoán trước. Thông thường sau một bữa ăn giàu đạm, một chấn thương nhẹ hoặc tinh thần mệt mỏi, căng thẳng lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ bùng phát cơn gút cấp.  

Trong một số trường hợp, bệnh gút khởi phát ở khớp ngón chân cái rồi lan sang các vùng khác, chẳng hạn như đầu gối. Theo thời gian, những đợt bùng phát gút cấp sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, mức độ dữ dội cũng tăng lên. Trong cơn gút cấp, một số triệu chứng mà người bệnh gút đầu gối có thể gặp phải như:

  • Khớp sưng tấy, nóng đỏ.
  • Phù nề vùng da bao quanh khớp.
  • Có thể sốt nhẹ kèm theo đau đầu, mệt mỏi.
  • Cơn đau dữ dội, đôi khi chỉ cần chạm nhẹ vào cũng đã thấy đau tăng.
  • Di chuyển, vận động khó khăn do cứng khớp.

Gút đầu gối khiến việc di chuyển, đi lại gặp nhiều khó khăn

Gút đầu gối khiến việc di chuyển, đi lại gặp nhiều khó khăn

>>> XEM THÊM: Những điều cần biết về cơn gout cấp mà bạn không nên bỏ qua

Nguyên nhân hình thành gút đầu gối

Nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh gút nói chung và gút đầu gối nói riêng là do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng nồng độ axit uric máu. Bình thường, axit uric tan trong máu được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, khi nồng độ axit uric quá cao, thận không thải trừ kịp sẽ khiến các tinh thể urat hình thành và tích tụ trong cơ thể. Các tinh thể này có hình kim, thường lắng đọng tại khớp gây tổn thương và viêm khớp.

Ngoài nguyên nhân chính kể trên, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút như: 

  • Tuổi tác: Bệnh gút phổ biến hơn ở người cao tuổi (thường từ 55 tuổi trở lên).
  • Giới tính: Thường gặp ở nam giới, lên đến 95%. Nữ giới ít mắc bệnh gút hơn và thường xuất hiện khi đã mãn kinh. 
  • Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị gút thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. 
  • Chế độ ăn uống: Ăn quá nhiều thịt đỏ, hải sản và đồ uống nhiều đường (fructose) có thể làm tăng axit uric trong máu. Những người uống rượu, bia thường xuyên cũng có nguy cơ cao mắc bệnh gút. 
  • Tiền sử mắc các bệnh lý khác: Người mắc các bệnh mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường, suy thận,...
  • Sử dụng một số loại thuốc: Thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc hủy tế bào, thuốc chống lao,...

Sử dụng một số thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Sử dụng một số thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút

Phương pháp chẩn đoán xác định gút đầu gối 

Nếu chỉ gặp phải tình trạng tăng axit uric máu thì chưa thể kết luận là bệnh gút. Tại Việt Nam để chẩn đoán xác định người bệnh có mắc gút hay không thường sử dụng tiêu chuẩn Bennet và Wood do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện thiếu xét nghiệm. Cần phải đảm bảo 1 trong 2 điều kiện sau thì mới được kết luận là mắc bệnh gút:

  • Tinh thể natri urat được tìm thấy trong dịch khớp hoặc hạt tophi.
  • Người bệnh có 2 trong số các yếu tố dưới đây: 
  • Trước đây hoặc hiện tại có ít nhất 2 đợt sưng đau khớp với tính chất đột ngột, dữ dội và khỏi hoàn toàn sau 2 tuần. 
  • Trước đây hoặc hiện tại có biểu hiện sưng đau khớp bàn ngón chân cái với tính chất tương tự như trên.
  • Trước đây hoặc hiện tại có đáp ứng tốt với colchicin.
  • Xuất hiện hạt tophi nổi cục ở các khớp. 

Cải thiện gút đầu gối bằng cách nào?

Để cải thiện cũng như ngăn ngừa triệu chứng của gút đầu gối, người bệnh nên tham khảo và áp dụng các phương pháp sau: 

Phương pháp điều trị tại nhà 

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gút. Đây được coi là điều kiện tiên quyết giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng cũng như ngăn ngừa sự tái phát cơn gút cấp. 

Một số thực phẩm cần hạn chế để ngăn ngừa tăng axit uric máu như: 

  • Hải sản, nội tạng động vật, thịt đỏ chứa nhiều nhân purin.  
  • Thức ăn chứa nhiều muối. Nên ăn nhạt để giảm nguy cơ gặp phải biến cố trên tim mạch. 
  • Thực phẩm chứa nhiều đường cũng nên hạn chế để loại bỏ nguy cơ mắc đái tháo đường. 

Người bệnh nên bổ sung nguồn thực phẩm chứa ít nhân purin để hạn chế tình trạng tăng axit uric máu và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Một số thực phẩm nên lựa chọn như: 

  • Rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin. 
  • Sử dụng đạm thực vật từ các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân, óc chó,...

Sử dụng các loại hạt rất tốt cho người bị gút đầu gối

Sử dụng các loại hạt rất tốt cho người bị gút đầu gối

>>> XEM THÊM: Cùng giải đáp thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Phương pháp sử dụng thuốc tây

Sử dụng thuốc tây để điều trị giảm axit uric máu trong bệnh gút là giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện nay. Tại Việt Nam, có 2 nhóm thuốc chính thường được chỉ định để điều trị gút là: 

  • Nhóm thuốc giảm tổng hợp axit uric: Với cơ chế tác dụng là ức chế enzym xanthin oxidase (đây là enzym cần thiết cho quá trình tổng hợp axit uric) thì nồng độ axit uric trong máu sẽ được đưa về ngưỡng ổn định. Allopurinol là thuốc lâu đời nhất thuộc nhóm này. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như mẩn ngứa, rối loạn tiêu hóa,... nguy hiểm hơn là viêm gan, giảm bạch cầu,...
  • Nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric: Probenecid và sulfinpyrazone là hai thuốc được biết đến nhiều trong nhóm này. Tuy nhiên, chỉ dùng các thuốc này cho người có chức năng thận bình thường. Các phản ứng phụ thường gặp như nhức đầu, chán ăn, đái rắt, đái máu,...

Khi sử dụng các thuốc kể trên để điều trị gút đầu gối, người bệnh cần phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cần cân nhắc giữa hiệu quả mà thuốc đem lại và nguy cơ gặp tác dụng phụ để hạn chế tối đa rủi ro cho người bệnh. 

Kết hợp sử dụng thảo dược đẩy lùi gút đầu gối

Để đẩy lùi gút đầu gối, ngoài các phương pháp kể trên, nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên kết hợp thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như trạch tả, thổ phục linh, hoàng bá, nhọ nồi, nhàu, ba kích,... Đây đều là những vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị gút từ xa xưa. 

  • Trạch tả đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng làm giảm axit uric máu, lợi tiểu, cải thiện chức năng thận. Nhờ vậy mà khả năng thải trừ của thận tăng cường, nồng độ axit uric máu được kiểm soát tốt hơn. 
  • Thổ phục linh có tác dụng giảm đau nhức xương khớp trong cơn gút cấp. Đồng thời các triệu chứng viêm, sưng do gút sẽ được cải thiện đáng kể. 
  • Hoàng bá, nhàu là hai thảo dược đặc tính giảm đau và chống viêm mạnh. Các triệu chứng viêm khớp do gút được hạn chế, nguy cơ tái phát cũng được đẩy lùi. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng gan và thận. 

Sự kết hợp các thảo dược kể trên là giải pháp hữu hiệu và an toàn cho người bệnh gút. Nồng độ axit uric trong máu được kiểm soát tốt thì nguy cơ gặp phải biến chứng trên khớp và thận sẽ được giảm thiểu.

Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị gút đầu gối

Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị gút đầu gối

Bài viết trên là tổng hợp một số thông tin về triệu chứng, tiêu chuẩn chẩn đoán và hướng điều trị gút đầu gối. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết đã giúp ích được bạn đọc. Nếu bạn có điều gì còn thắc mắc, hãy bình luận ở phía dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên sẽ liên hệ giải đáp chính xác và nhanh nhất. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/gout-in-knee#symptoms

https://www.healthline.com/health/gout 

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19002128/