Thuốc giảm axit uric máu là nhóm thuốc thường được chỉ định trong phác đồ điều trị bệnh gout. Hiện nay, các thuốc giảm axit uric máu khá đa dạng, với nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và xếp hạng 9 loại thuốc giảm axit uric máu hiệu quả nhất.

Thuốc giảm tổng hợp axit uric 

Thuốc giảm tổng hợp axit uric ra đời thông qua việc ức chế enzym xanthin oxidase (XO). Đây là enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp axit uric. Khi enzym này bị ức chế, axit uric sẽ không tổng hợp, từ đó làm giảm nồng độ chất này trong máu. Một số thuốc giảm tổng hợp axit uric phổ biến là:

1. Allopurinol

Allopurinol có cơ chế tác dụng là giảm quá trình sản xuất axit uric thông qua việc ức chế enzym xanthin oxidase. Trong cấu trúc hóa học của allopurinol có chứa nhân purin - Đây là điểm khác biệt so với các thuốc khác trong cùng nhóm. Vì vậy, thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp và thận. 

Allopurinol là thuốc phổ biến nhất trong nhóm giảm tổng hợp axit uric. Thuốc được chỉ định chính trong trường hợp người mắc bệnh gout và sỏi thận. Một số trường hợp khác được chỉ định như hội chứng Lesch-Nyhan, tăng axit uric máu do điều trị ung thư. Allopurinol thường được sử dụng trong thời gian dài nhằm mục đích duy trì nồng độ axit uric máu ở mức ổn định.

Liều dùng, cách sử dụng 

  • Liều khởi đầu của allopurinol được khuyến cáo là 100 mg/ngày. Có thể tăng lên liều 200–300 mg/ngày.
  • Đối với những người bị ung thư có thể dùng 600–800 mg/ngày, từng đợt 2–3 ngày.
  • Không nên dùng liều quá 800 mg/ngày.
  • Dùng allopurinol sau khi ăn và nên uống với nhiều nước.

Chống chỉ định

Không sử dụng allopurinol cho người bị dị ứng với thuốc, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người đang sử dụng thuốc điều trị gout cấp, người đang dùng đồng thời xanturic.

Tác dụng không mong muốn

  • Phát ban đỏ.
  • Kích ứng dạ dày - ruột.
  • Tăng nhạy cảm với allopurinol.
  • Hội chứng Steven – Johnson.

Allopurinol-la-thuoc-duoc-chi-dinh-dau-tay-de-giam-axit-uric-mau.webp

Allopurinol là thuốc được chỉ định đầu tay để giảm axit uric máu

>>>XEM THÊM: Axit uric cao và những bệnh lý tiềm ẩn mà bạn cần phải biết

2. Febuxostat

Febuxostat là thuốc có tác dụng làm giảm tổng hợp axit uric bằng cách ức chế men xanthin oxidase. Thuốc febuxostat được chỉ định để làm giảm axit uric máu ở những người mắc bệnh gout. Trường hợp người bệnh dị ứng với allopurinol thì sẽ được chỉ định dùng febuxostat thay thế. Tuy nhiên, không dùng febuxostat trong những trường hợp tăng axit uric máu không có triệu chứng. 

Liều dùng, cách sử dụng:

  • Liều khởi đầu ở người mắc bệnh gout là 40 mg/lần/ngày.
  • Sau 2 tuần nồng độ axit uric huyết thanh không dưới 6 mg/dL thì có thể tăng lên liều 80 mg/lần/ngày. 
  • Liều duy trì: Uống 40mg hoặc 80 mg/lần/ngày.
  • Nên dùng febuxostat trong ít nhất 6 tháng nhằm dự phòng tái phát cơn gout cấp.
  • Dùng febuxostat trước hoặc sau khi ăn xong. Không tự ý dừng sử dụng thuốc đột ngột. 

Chống chỉ định

Không sử dụng febuxostat cho người bị dị ứng với thuốc, trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con dùng sữa mẹ.

Tác dụng không mong muốn

  • Cảm giác buồn nôn, nôn ói, dạ dày bị đau.
  • Phát ban, vàng da.
  • Bùng phát cơn đau tim.
  • Nước tiểu sậm màu.
  • Sụt cân.

Febuxostat-co-tac-dung-lam-giam-tong-hop-axit-uric.webp

Febuxostat có tác dụng làm giảm tổng hợp axit uric

>>> XEM THÊM: Chỉ số acid uric cao bất thường - Cần làm gì để cải thiện?

3. Topiroxostat

Topiroxostat là thuốc ức chế enzym xanthin oxydase chọn lọc giúp ngăn ngừa quá trình tổng hợp axit uric. Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh gout và tăng axit uric.

Liều dùng, cách sử dụng

  • Sử dụng liều 20 mg/lần x 2 lần/ngày. 
  • Liều tối đa 80 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Sử dụng thuốc sau khi ăn.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho người mẫn cảm với topiroxostat.

Tác dụng không mong muốn

  • Viêm họng, đau ở tay, chân.
  • Giảm số lượng bạch cầu.
  • Tăng enzym gan (ALAT)
  • Bệnh chàm.

Topiroxostat-co-tac-dung-lam-giam-axit-uric-mau.webp

Topiroxostat có tác dụng làm giảm axit uric máu

Thuốc tăng thải trừ axit uric

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tăng axit uric máu còn do nguyên nhân giảm đào thải ở thận. Vì vậy, nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric được lựa chọn thứ hai nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc giảm tổng hợp axit uric. Phối hợp hai nhóm thuốc này giúp hạ axit uric máu nhanh chóng và ngăn ngừa sự xuất hiện của các hạt tophi. Cần thận trọng khi dùng các thuốc trong nhóm này cho người bị sỏi thận.

1. Probenecid

Probenecid là thuốc có tác dụng tăng đào thải axit uric được sử dụng rất phổ biến trên lâm sàng. Thuốc này là dẫn chất của sulfonamide, có tác dụng làm giảm axit uric máu bằng cách giảm hấp thu ở ống thận.

Probenecid được chỉ định trong các trường hợp tăng axit uric máu do bệnh gout mạn tính hoặc do sử dụng các loại thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid...

Liều dùng, cách sử dụng

  • Tuần đầu tiên dùng với liều 250 mg/lần x 2 lần/ngày
  • Các tuần tiếp theo tăng liều lên 500 mg/lần x 2 lần/ngày. Bác sĩ có thể điều chỉnh liều sau vài tuần nếu thấy cần thiết.
  • Uống với nhiều nước để tránh bị sỏi thận. Người bệnh không được nhai, bẻ đôi hoặc nghiền viên thuốc.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho người mẫn cảm với probenecid, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ dưới 2 tuổi, người đang gặp phải cơn gout cấp, người bị sỏi thận do nguyên nhân tăng axit uric.

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau đầu, tăng số lần tiểu tiện...
  • Hiếm gặp: Thiếu máu bất sản, thiếu máu tan máu, hội chứng Steven – Johnson, hội chứng thận hư, hoại tử gan.

Probenecid-duoc-chi-dinh-trong-truong-hop-tang-axit-uric-mau.webp

Probenecid được chỉ định trong trường hợp tăng axit uric máu

2. Benzbromarone

Benzbromarone cũng có tác dụng ngăn chặn tái hấp thu axit uric ở ống thận đồng thời tăng đào thải axit uric qua đường ruột.

Liều dùng, cách sử dụng

  • Liều thường dùng: 100 mg/lần/ngày.
  • Ngoài ra, tùy vào từng đối tượng cụ thể có thể sử dụng liều từ 50-200 mg/lần/ngày để đạt hiệu quả điều trị.
  • Không nhai, bẻ hoặc nghiền viên thuốc.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho người mẫn cảm với benzbromarone, người mắc bệnh gan.

Tác dụng không mong muốn

  • Hay gặp: Nhiễm độc gan, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy.
  • Hiếm gặp: Phát ban, dị ứng.
  • Rất hiếm gặp: Đau đầu, viêm phổi, viêm kết mạc, đi tiểu nhiều lần, tăng nồng độ axit uric trong nước tiểu.

Benzbromarone-giup-giam-tai-hap-thu-axit-uric-o-ong-than.webp

Benzbromarone giúp giảm tái hấp thu axit uric ở ống thận

3. Sulfinpyrazone

Sulfinpyrazone là thuốc tăng đào thải axit uric nhờ tác dụng ngăn chặn quá trình tái hấp thu axit uric ở ống thận. Từ đó, thuốc này có tác dụng tăng đào thải axit uric và làm giảm nồng độ axit uric máu.

Liều dùng, cách sử dụng

  • Nên uống sulfinpyrazon 2 lần/ngày cùng đồ ăn, sữa hoặc các chất chống axit. Người bệnh nên uống nhiều nước để giảm thiểu nguy cơ sỏi thận.
  • Liều ban đầu: 100 mg/ngày hoặc 200 mg/ngày. Trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định tăng liều lên.
  • Liều tối đa 800 mg/ngày.

Chống chỉ định 

Không sử dụng cho người mẫn cảm với sulfinpyrazone, người bị loét dạ dày, sỏi thận hoặc mắc các bệnh lý trên thận, bệnh về máu.

Tác dụng không mong muốn

  • Thường gặp: Buồn nôn, ợ nóng, chóng mặt, ù tai.
  • Hiếm gặp: Đau lưng dưới, sưng tay hoặc chân, đi tiểu đau, khó đi tiểu, nước tiểu đổi màu.

Sulfinpyrazone-giup-lam-giam-axit-uric-mau-nho-co-che-tang-thai-tru-o-than.webp

Sulfinpyrazone giúp làm giảm axit uric máu nhờ cơ chế tăng thải trừ ở thận

4. Lesinurad

Lesinurad là thuốc tăng thải axit uric được FDA công nhận và chính thức chấp thuận sử dụng vào năm 2015. Lesinurad có tác dụng ức chế enzym URAT 1 - Đây là enzyme cần thiết cho quá trình tái hấp thu axit uric ở ống thận. Từ đó, lesinurad có tác dụng hạn chế hấp thu, tăng thải trừ axit uric qua nước tiểu và làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Liều dùng, cách sử dụng

  • Liều thường dùng 200 mg/ngày. Có thể được sử dụng kết hợp với các thuốc giảm tổng hợp axit uric.
  • Nên uống thuốc vào buổi sáng và uống nhiều nước.
  • Giữ nguyên viên thuốc, không bẻ đôi, nghiền hay nhai viên thuốc.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho người mẫn cảm với lesinurad, người suy thận nặng hoặc ghép thận, người mắc hội chứng Lesch Nyhan, ly giải khối u, người phải lọc máu.

Tác dụng không mong muốn

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
  • Chán ăn, sụt cân bất thường, đau họng kéo dài, tê ngứa chân tay, ớn lạnh, sốt, buồn ngủ.
  • Nước tiểu sẫm màu, vàng mắt.

Lesinurad-duoc-chi-dinh-giup-giam-nong-do-axit-uric-mau.webp

Lesinurad được chỉ định giúp giảm nồng độ axit uric máu

Thuốc hủy urat 

Ngoài sử dụng 2 nhóm thuốc: Giảm tổng hợp và tăng đào thải axit uric thì các nhà khoa học còn nghiên cứu thêm nhóm thuốc làm tăng phân hủy axit uric. Một số thuốc phổ biến trong nhóm này là:

1. Pegloticase 

Pegloticase là loại thuốc tái tổ hợp có tác dụng làm giảm axit uric được FDA phê duyệt và cấp phép sử dụng năm 2010. Pegloticase được chỉ định để điều trị bệnh gout tiến triển nặng, gout mạn tính. Thuốc pegloticase giúp chuyển hóa axit uric thành allantoin (dễ tan trong nước), do đó làm giảm nồng độ axit uric máu.

Liều dùng, cách sử dụng:

  • Thuốc pegloticase được sử dụng bằng đường truyền tĩnh mạch.
  • Liều thông thường 8 mg/lần x 2-4 tuần/lần.
  • Bác sĩ có thể chỉ định tăng liều hoặc tần suất dùng trong các trường hợp cần thiết.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho người mẫn cảm với pegloticase, người thiếu enzym G6PD, phụ nữ có thai hoặc đang cho con dùng sữa mẹ. Thận trọng nếu dùng cho người mắc bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp.

Tác dụng phụ

  • Phát ban da, dị ứng, da bầm tím, nổi mề đay, ngứa da.
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn.
  • Sốc phản vệ.

Pegloticase-duoc-su-dung-bang-duong-tiem-tinh-mach-de-lam-giam-axit-uric-mau.webp

Pegloticase được sử dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch để làm giảm axit uric máu

2. Rasburicase

Rasburicase là một loại thuốc có tác dụng làm giảm axit uric máu cho những người bị ung thư đang được điều trị bằng hóa chất hoặc người mắc bệnh gout kháng trị. Thuốc rasburicase có tác dụng hủy urat giúp đào thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn qua thận.

Liều dùng, cách sử dụng

  • Thuốc thường được pha loãng với dung dịch tiêm truyền và truyền qua đường tĩnh mạch.
  • Liều khuyến cáo 0.2mg/kg và truyền tĩnh mạch trong 30 phút.
  • Có thể dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ 1 lần/ngày x 5 ngày.

Chống chỉ định

Không sử dụng cho người mẫn cảm với rasburicase, người có phản ứng tan huyết hoặc methemoglobin huyết với rasburicase, người bị thiếu hụt enzym G6PD.

Tác dụng phụ

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn ói, loét miệng, đau họng, táo bón, tiêu chảy.
  • Sốt, đau đầu.
  • Bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân bị sưng.

Dung-rasburicase-duong-tiem-truyen-de-dieu-tri-tang-axit-uric-mau.webp

Dùng rasburicase đường tiêm truyền để điều trị tăng axit uric máu

Việc dùng thuốc tây trong điều trị giảm axit uric máu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và theo dõi các phản ứng bất thường trong quá trình sử dụng. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, không nên tự ý tăng/giảm liều, không ngưng thuốc đột ngột… để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là những thuốc điều trị giảm axit uric máu phổ biến hiện nay. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau. Người bệnh nên tuân thủ điều trị để tránh làm bệnh trở nên nặng hơn. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết, hãy để lại bình luận để được dược sĩ của Hoàng Thống Phong giải đáp kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/arthritis/understanding-gout-treatment 

https://www.nhs.uk/medicines/allopurinol/ 

https://www.healthline.com/health/gout/medications-for-gout-flare-ups#Long-term-medications-