Bệnh gút và các bệnh lý xương khớp khác thường có những dấu hiệu điển hình là sưng và đau các khớp. Trên thực tế, trong việc khám và điều trị bệnh gút ở một số cơ sở y tế đã có nhiều trường hợp bị chẩn đoán nhầm, dẫn đến việc điều trị sai cách nên bệnh không thể thuyên giảm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin để có thể nhận diện đúng giữa bệnh gút và 2 bệnh lý về khớp phổ biến là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp.

Cách phân biệt bệnh gút với thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Bệnh lý

Bệnh gút

Thoái hóa khớp

Viêm khớp dạng thấp

Đối tượng

Thường gặp ở nam giới (trên 95%) ở độ tuổi sau 30.

 Nữ giới ở thời kỳ mãn kinh (khoảng 5%).

Xuất hiện cùng với sự lão hóa theo thời gian. Người trên 60 tuổi (hơn 80%).

 

 

       

Thường gặp ở phụ nữ  độ tuổi trung niên từ 35- 55 tuổi

(70-80%).

Nguyên nhân

Do sự lắng đọng acid uric thành các tinh thể muối urat hình kim tại khớp và các mô mềm.

Sự mất hoặc tổn thương lớp sụn ở 2 đầu xương, giảm  lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát các khớp, kèm theo phản ứng viêm.

Rối loạn hệ miễn dịch, gây viêm tại các tổ chức liên kết màng hoạt dịch, làm tổn thương ở các khớp, biến dạng dính và cứng khớp.

Triệu chứng

+ Xuất hiện đột ngột về đêm và sưng đau dữ dội, 12-24 giờ.

+ Sưng đau ở khớp ngón chân cái (75%) và các khớp khác.

+ Hình thành các hạt tophi.

+ Cứng khớp trong một thời gian ngắn (ít hơn 15 phút), đau âm ỉ, kéo dài.

+ Đau ở nhiều khớp nhất là cột sống thắt lưng, cột sống cổ, gối, háng …

+ Đau sau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên một giờ.

+ Viêm sưng khớp có tính chất đối xứng hai bên. Khớp nhỏ như cổ tay, khớp ngón, khuỷu tay,...

Chẩn đoán

Xét nghiệm chỉ số acid uric.

Chụp X- quang

Chụp X-quang

Điều trị

+ Kiểm soát chế độ ăn: Hạn chế đạm purin, giảm rượu bia .

+ Điều trị giảm acid uric trong máu.

+ Thuốc giảm đau colchicine, NSAID…

+ Ăn thức ăn giàu đạm, canxi, hạn chế mỡ. Bổ sung vitamin.

+ Dùng thuốc giảm đau

+ Điều trị phục hồi chức năng

+ Ăn uống đủ chất, đủ đạm thịt.

+ Điều hòa miễn dịch

+ Dùng thuốc giảm đau, chống viêm.

+ Vật lý trị liệu 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Không chỉ bệnh gút dễ nhầm lẫn với 2 bệnh lý trên mà đôi khi còn bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm khớp do nhiễm khuẩn, viêm dưới da, bệnh giả gút… Gút là bệnh không khó để chẩn đoán nếu như chúng ta hiểu rõ được các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, ngoài việc nghi ngờ đã mắc bệnh qua các dấu hiệu thông thường thì cần thực hiện các xét nghiệm đặc trưng như kiểm tra nồng độ acid uric trong máu, chọc dịch khớp để tìm tinh thể muối urat bằng kính hiển vi để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Phương Tuyết.