Từ xa xưa, gút được gọi là “căn bệnh của vua chúa” hay “bệnh nhà giàu” thì cho đến nay, bệnh đã ngày càng phổ biến hơn và có thể gặp ở bất kì ai trong cuộc sống. Căn bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.Tăng acid uric máu được xem là nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh gút. Việc tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế gây tăng axit uric máu và các biện pháp kiểm soát là điều cần thiết giúp đẩy lùi bệnh gút.
Tăng acid uric máu là gì?
Tăng acid uric máu là một tình trạng cao bất thường của nồng độ acid uric máu. Trong điều kiện pH ổn định của cơ thể, urat tồn tại chủ yếu dưới dạng ion và urate. Lượng axit uric trong cơ thể phụ thuộc vào sự cân bằng giữa số lượng purine ăn vào qua thực phẩm, từ quá trình tổng hợp khác trong cơ thể và số lượng axit uric được bài tiết trong nước tiểu hoặc qua đường tiêu hóa của con người. Nồng độ axit uric bình thường ở nữ là 360 µmol/L và ở nam là 420 µmol/L.
Nguyên nhân của sự tăng acid uric máu
Có nhiều yếu tố góp phần làm tăng acid uric máu, bao gồm: di truyền, tăng huyết áp, suy giáp, suy thận, béo phì, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc lợi tiểu và thức uống có cồn. Trong đó, tiêu thụ rượu là quan trọng nhất.
Nguyên nhân gây tăng acid uric máu có thể được phân thành ba loại:
- Tăng sản xuất acid uric: nồng độ cao của purine trong chế độ ăn, việc tăng huyển hóa purine trong cơ thể.
- Giảm bài tiết: mắc bệnh thận, dùng thuốc hoặc cạnh tranh cho sự đào thải giữa acid uric và các phân tử khác.
- Nguyên nhân hỗn hợp: vừa tăng sản lượng vừa giảm bài tiết acid uric sử dụng quá nhiều rượu hoặc fructose trong chế độ ăn uống.
Tăng acid uric máu tác động lên bệnh gút như thế nào
Việc tăng acid uric máu vượt ngưỡng cho phép dẫn đến tình trạng các tinh thể urate tích tụ trong khớp, gây nên bệnh gút với những cơn đau dữ dội, đột ngột. Cơ thể sản xuất ra acid uric là kết quả của quá trình phá vỡ purine - những chất trong cơ thể có chứa purine, cũng như trong các loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như thịt bò, nội tạng và hải sản, đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, và nước ngọt bằng đường fructose. Acid uric sau khi được sinh ra được thải trừ qua thận bằng đường nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thận bài tiết quá ít, đây là nguyên nhân dẫn đến sự tăng acid uric máu, kết quả cuối cùng là sự tích tụ các tinh thể urate tại các khớp gây đau, viêm và sưng.
Phương pháp giúp kiểm soát sự tăng acid uric máu
Có nhiều phương pháp để kiểm soát sự tăng acid uric máu cũng như giảm nguy cơ gút:
Điều trị tăng acid uric máu theo tây y: Trong giai đoạn cấp, bệnh nhân thường được sử dụng thuốc giảm đau chống viêm đặc hiệu cho bệnh gút như colchichine hoặc sử dụng thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Ngoài ra, bệnh nhân được kết hợp sử dụng các loại thuốc ngăn chặn sản xuất acid uric như allopurinol. Các thuốc này làm giúp giảm đau, giảm viêm và giảm nồng độ acid uricthường có nhiều tác dụng không mong muốn như phát ban, đau dạ dày, sỏi thận,….