Xét nghiệm axit uric là phương pháp giúp xác định nguy cơ mắc gút và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Cũng bởi vậy mà khi làm xét nghiệm này, người mắc bệnh cần lưu ý những gì để có kết quả chính xác luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu cũng đang có thắc mắc này, mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau!

Axit uric là gì?

Axit uric là “sản phẩm” được hình thành khi phân hủy các thực phẩm có chứa hợp chất hữu cơ được gọi là purin. Purin có sẵn trong cơ thể và một số thực phẩm chúng ta vẫn ăn hàng ngày như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật. Axit uric là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gút.

Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận loại ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc thận bị suy yếu, không thể bài tiết được sẽ khiến chúng tích tụ, hình thành các tinh thể muối urat sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp và gây cơn đau bệnh gút. Những yếu tố khiến chỉ số axit uric trong máu tăng cao phải kể đến như:

- Sử dụng sản phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản.

- Uống nhiều rượu, bia, nước ngọt chứa hàm lượng fructose cao.

- Sử dụng thuốc như: Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị ung thư,… trong thời gian dài.

- Đang mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như: Tiểu đường, rối loạn lipid, béo phì,…

Những lưu ý khi xét nghiệm axit uric máu 

Để chẩn đoán bệnh gút, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và chỉ định làm xét nghiệm axit uric máu. Nếu mắc bệnh gút, bạn sẽ được yêu cầu xét nghiệm axit uric máu mỗi khi tái khám. Đây là việc làm cần thiết không thể bỏ qua.

Việc xét nghiệm axit uric trong máu sẽ giúp chẩn đoán, tiên lượng và điều trị bệnh gút hiệu quả. Khi lượng axit uric máu cao trên 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và trên 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ thì chứng tỏ, bạn đang bị tăng axit uric máu.

Để có chỉ số axit uric máu chính xác, khi làm xét nghiệm, người bệnh cần lưu ý:

- Ngừng sử dụng các loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tới chỉ số axit uric máu trước 3 – 4 ngày. Những loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số axit uric trong máu có thể kể tới như: Thuốc giảm đau, chống viêm; Thuốc lợi tiểu; thuốc điều trị bệnh lao;… Bạn cũng cần nói với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh.

- Hạn chế các thực phẩm có thể làm tăng axit uric máu như: Nội tạng động vật, hải sản, rượu, bia, chất kích thích trước 8 giờ làm xét nghiệm.

- Nên làm xét nghiệm máu vào buổi sáng sẽ cho kết quả chính xác hơn.

Nên làm gì khi chỉ số axit uric trong máu tăng?

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số axit uric trong máu tăng cao thì bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ cơn đau gút xuất hiện và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

- Không ăn thực phẩm giàu purin như: Thịt bò, thịt lợn, thịt dê, nội tạng động vật…

- Nên uống nhiều nước để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, tăng cường đào thải axit uric trong máu ra khỏi cơ thể.

- Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích.

- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là: Táo, quả anh đào, rau bắp cải, rau cải xanh,...

- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, bạn không nên ăn kiêng quá nghiêm ngặt vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Kiểm soát chỉ số axit uric trong máu nhờ sản phẩm thảo dược

Chỉ số axit uric máu cao không chỉ là nguyên nhân gây cơn đau gút mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Do đó, nếu đang bị tăng axit uric máu thì bạn cần tìm hướng điều trị càng sớm càng tốt.

Trước đây, để giảm axit uric máu, người mắc thường được kê đơn sử dụng thuốc tây nhằm giảm axit uric máu. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây trong thời gian dài dễ gây tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận.