Các nhà nghiên cứu tại đại học y khoa Johns Hopkins cho biết rằng, nồng độ axit uric cao quá mức có thể gây ra các cơn đột quỵ nhỏ mà chúng ta khó có thể phát hiện được. Tuy nhiên, điều này lại góp phần vào việc làm suy giảm trí tuệ ở người già.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa nồng độ axit uric và nguy cơ đột quỵ
Khi nhắc đến axit uric máu thì chúng ta nghĩ ngay đến bệnh gút và những cơn đau kinh hoàng xuất hiện chủ yếu ở khớp bàn ngón chân cái. Các nghiên cứu gần đây còn cho biết thêm, nồng độ axit uric cao đi kèm với bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch là yếu tố nguy cơ đối với đột quỵ. Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, axit uric cũng có nhiều tác động tốt cho não bộ. Ví dụ, axit uric là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp chống lại bệnh Parkinson và Alzheimer. Vì vậy, axit uric giống như một con dao hai lưỡi, vừa có lợi và vừa có hại.
Tiến sĩ David Schretlen, khoa tâm thần của trường đại học y khoa Johns Hopkins cho biết, có một mối liên quan giữa nồng độ axit uric và khối lượng chất màu trắng có tên gọi là hyperintensities, chất này thể hiện vùng chết của não khi các tế bào não bị thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy do cục máu đông hoặc do vỡ mạch máu là những vấn đề có liên quan mật thiết với đột quỵ não.
Trong suốt cuộc đời, người ta thường có một số các cơn đột quỵ nhỏ và thậm chí là không thể nhận biết được, tuy nhiên khối lượng chất màu trắng hyperintensities vẫn tăng. Điều này gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và ghi nhớ thông tin của người bệnh.
Trong nghiên cứu, Schretlen và cộng sự của mình đã tiến hành phân tích não bằng cách thực hiện quét MRI não của 85 người đàn ông và 92 người phụ nữ từ 20 đến 92 tuổi. Kết quả cho thấy rằng, những người có nồng độ axit uric cao thì khối lượng chất trắng hyperintensities tăng gấp 2,6 lần so với những người có mức axit uric ở mức bình thường và thấp. Đặc biệt, riêng với các đối tượng 60 tuổi trở lên, những người có nồng độ axit uric cao hơn mức bình thường thì có khối lượng chất trắng gấp 4-5 lần so với những người khác.
Trong một nghiên cứu trước đó, Schretlen và các đồng nghiệp đã xem xét mối liên quan giữa nồng độ axit uric máu và khả năng nhận thức ở những người 60 tuổi trở lên. Kết quả cho thấy, người cao tuổi có nồng độ axit uric cao gấp 2.7 đến 5.9 lần so với mức bình thường thì khả năng nhận thức kém, chỉ đạt 25% trong nhóm sử dụng các biện pháp của tốc độ tư duy và trí nhớ.
Thu Thủy