Với hội chứng tăng acid uric máu ở nhiều người chưa có biểu hiện bằng những cơn đau gút cấp. Vì vậy, với những suy nghĩ chủ quan và dùng thuốc điều trị tùy tiện của người bệnh đã gây ra nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau đây để có những nhận định đúng đắn về chứng bệnh này.
Mắc chứng tăng acid uric máu – nỗi lo của nhiều người bệnh
Tỷ lệ tăng acid uric máu trên thế giới và ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Uaratanawong S. và cộng sự - Thái Lan (2011): trên thế giới, tỷ lệ tăng acid uric máu là 24,4%. Ở Việt Nam, theo báo cáo thống kê của ThS. Quyền Đăng Tuyên – học viện quân y năm 2001 tỷ lệ tăng acid uric máu là 22,4% và con số này ngày càng tăng lên qua các năm.
Nhiều người khi được chẩn đoán bị tăng acid uric máu thì họ luôn cảm thấy rất hoang mang, cụ thể như trường hợp của chú Trần Văn Quyết (46 tuổi, TP.HCM), chú hiện đang làm nhân viên kinh doanh nên thường xuyên phải đi tiếp khách và tham gia các buổi tiệc tùng cùng đồng nghiệp và đối tác. Theo chế độ của công ty chú được thăm khám sức khỏe. Kết quả xét nghiệm máu của chú Quyết có chỉ số acid uric là 460 µmol/L, nhưng chú chưa bị đau khớp lần nào. Chú vô cùng lo lắng khi bác sĩ kết luận chú Quyết bị tăng acid uric máu nhưng lại không cho thuốc điều trị.
Ngoài ra còn có trường hợp khi bị tăng acid uric máu đã vội vàng sử dụng thuốc điều trị bệnh gút ngay. Cụ thể như trường hợp của anh Nguyễn Văn Tuấn (25 tuổi, Long An), vào tháng 2/2016 đi khám sức khỏe tổng quát để chuẩn bị hồ sơ xin việc. Kết quả xét nghiệm máu của anh Tuấn ghi nhận được chỉ số acid uric trong máu là 7.5mg/dl và được bác sĩ tư vấn là acid uric máu cao. Anh vô cùng lo lắng và đã tự ý sử dụng thuốc nhằm hạ nhanh acid uric máu.
Dị ứng thuốc do điều trị tăng acid uric máu không đúng cách
Ở trường hợp của anh Tuấn ở trên, khi anh dùng thuốc tây được vài ngày, anh thấy hơi ngứa ngoài da và có nổi những hạt nhỏ li ti. Sau đó các triệu chứng ngày càng nặng hơn, có biểu hiện nóng sốt, nổi mẩn đỏ lan khắp cả mặt và cơ thể. Khi anh Tuấn đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện mình đã bị nhiễm độc gan. Kết quả kiểm tra cho thấy men gan của anh tăng cao bất thường. Và đây không phải là một trường hợp hiếm gặp, đa số các bệnh nhân mắc phải tình trạng tăng acid uric máu đều muốn sử dụng thuốc hạ acid uric máu để phòng ngừa bệnh gút tiến triển.
Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc điều trị ở giai đoạn bị tăng acid uric máu mà không có triệu chứng. Nhưng giai đoạn này lại rất dễ tiến triển thành các cơn đau gút cấp sau một thời gian ngắn.
Do đó, những người tuy bị tăng acid uric máu mà không kèm theo các dấu hiệu như các cơn đau, sưng, nóng đỏ ở khớp thì không được tự ý dùng thuốc tây điều trị vì sẽ mang lại nhiều tác hại không mong muốn.
Tuyết Cơ.