Có nhiều cách giảm được nồng độ axit uric trong cơ thể để hỗ trợ trong việc điều trị bệnh gút. Chúng ta cần tìm hiểu rõ các cách này, dùng kết hợp với nhau để hiệu quả mang lại là tốt nhất.
Axit uric trong cơ thể
Lượng axit uric dư thừa trong cơ thể của một người có thể dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat trong các khớp và mô xung quanh khớp. Tình trạng này được gọi là bệnh gút, một loại viêm khớp liên quan đến các cuộc tấn công của các cơn đau và viêm bất ngờ và dữ dội. Bệnh gút thường được phát triển sau nhiều năm sản sinh ra lượng axit uric cao mà nguyên nhân chính là trong các bữa ăn hàng ngày có chứa quá nhiều các thực phẩm chứa nhân purin. Nếu như bạn đang thừa cân, thì nên có một chế độ giảm cân khoa, nên tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin, uống nhiều nước, và một số loại vitamin cũng có thể giúp giảm được nồng độ axit này trong cơ thể.
Bổ sung vitamin để giảm nồng độ axit uric trong cơ thể
- Hãy bổ sung thêm vitamin C, có nhiều nghiên cứu cho rằng vitamin C có liên quan đến việc giảm được nồng độ axit uric. Nam giới dùng 500mg C mỗi ngày thì có nồng độ axit uric trong cơ thể thấp hơn so với những người không dùng, nhưng những người dùng với lượng cao hơn cũng không làm thay đổi nồng độ này trong cơ thể.
- Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần cung cấp liều lượng vitamin C thích hợp cho bạn. Mayo Clinic giải thích rằng khi ở liều cao vitamin C có thể làm tăng nồng độ axit uric, gây khó chịu cho đường tiêu hóa, thậm chí gây ra tiêu chảy.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả, đặc biệt là cam, bưởi, dâu tây vì đây là các loại trái cây có chứa rất nhiều vitamin C.
- Không nên dùng một lượng lớn các vitamin B3, vì nếu như dùng 300mg và cao hơn thế sẽ làm tăng nồng độ axit uric máu.
- Lượng vitamin tổng hợp được đề nghị cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 100mg đối với nam và 8 mg đối với nữ, không nên dùng cao hơn vì các loại này chứa nhiều kẽm, đây là nhân tố gắn liền với sự gia tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.
Hồng Nhung.