Với những bệnh nhân gút hoặc những người mắc hội chứng tăng acid uric máu thì việc kiểm tra chỉ số acid uric máu là điều cần thiết, giúp bệnh nhân theo dõi được tình trạng bệnh từ đó lên kế hoạch theo dõi và có phác đồ điều trị bệnh gút hiệu quả nhất. vậy cần lưu ý điều những vấn đề gì trước khi xet nghiệm máu?
Những lưu ý trước khi xét nghiệm acid uric trong máu
Để chẩn đoán bệnh được chính xác, các bác sĩ tại các cơ sở chuyên khoa Cơ Xương Khớp sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và chỉ định làm xét nghiệm cho bạn. Trong điều trị gút xét nghiệm máu bao gồm chỉ số acid uric sẽ được tiến hành thường xuyên trên bệnh nhân đến khám hoặc tái khám. Đây là việc làm cần thiết không thể bỏ qua.
Trước khi làm xét nghiệm acid uric trong máu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Bạn nên dừng sử dụng các loại thuốc có thể làm thay đổi chỉ số acid uric trong máu trước 3 đến 4 ngày trước khi xét nghiệm, hoặc bạn cần nói với bác sỹ về thuốc đang dùng để có chẩn đoán chính xác nhất về bệnh. Các loại thuốc có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm acid uric trong máu như: thuốc điều trị gút: colchicin, allopurinol,...; thuốc lợi tiểu, aspirin, vitamin C (ascorbic acid), aspirin liều thấp (75 tới 100 mg hàng ngày), niacin, warfarin, Coumarin, cyclosporine, levodopa, tacrolimus và một số thuốc điều trị leukemia, lymphoma, bệnh lao…
- Bạn cần lưu ý một số thức ăn giàu đạm làm tăng acid uric trong máu như nội tạng động vật (gan, não..), thịt đỏ (thịt bò, thịt bê …), hải sản, cá biển … Đồ uống rượu bia cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa acid uric trong máu. Do đó 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm acid uric, nên hạn chế dùng những thực phẩm, đồ uống trên.
Các biện pháp giúp ổn định nồng độ acid uric máu
Khi bạn được chẩn đoán là tăng acid uric máu (bao gồm đã có hay chưa có các dấu hiệu của bệnh gút), thì biện pháp tốt nhất dành cho bạn là thay đổi chính từ thói quen sống, chế độ ăn uống hằng ngày. Bạn hãy lên những kế hoạch cụ thể như hạn chế ăn các thức ăn giàu đạm, uống rượu bia, thay vào đó nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và những thực phẩm giàu chất xơ. Một chế độ luyện tập thể thao, và uống nhiều nước sẽ giúp tăng cường đào thải được lượng acid uric dư thừa từ đó có thể giúp phòng tránh mắc phải hoặc tái phát các cơn đau gút. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân có vấn đề về chức năng gan, thận hoặc các bệnh lý liên quan đến việc giảm thải acid uric thì cần chú trọng bổ sung các sản phẩm tăng cường sức khỏe và theo dõi bệnh tình. Cho dù ở bất cứ trường hợp nào, bạn cũng nên đi kiểm tra chỉ số acid uric thường xuyên để có thể tầm soát được bệnh gút.