Khi nhắc tới điều trị bệnh gút, ngoài việc dùng các thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý. Vậy một chế độ ăn uống như thế nào là hợp ý đối với bệnh nhân gút?

Các thực phẩm có nguy cơ làm gia tăng axit uric máu.

Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa axit uric máu, gây nên lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp, dẫn đến các biểu hiện đặc trưng cho bệnh gút là các cơn đau kinh hoàng. Ở người bình thường lượng axit uric trong cơ thể chúng ta luôn được giữ ổn định nhờ chức năng thận, vì một số nguyên nhân làm cho các quá trình này bị mất cân bằng dẫn đến bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tăng axit uric máu, tuy nhiên nguyên nhân vẫn được nhắc đến đầu tiên bởi nó chiếm đa số và bản thân người bệnh có thể kiểm soát được, đó chính là một chế độ dinh dưỡng không khoa học.

Việc ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin – quá trình thoái giáng purin thành axit uric, làm gia tăng tình trạng mắc bệnh. Chính vì lý do đó, nên các bác sĩ thường xuyên khuyên những người bệnh gút, hạn chế việc ăn uống nhiều thực phẩm có chứa nhân purin mà điển hình là :

+ Trong 100 gam gan lợn và 100gam gà rán có chứa 300mg purin

+ Trong 100 gam cá hồi có chứa 200mg purin

+ Trong 100 gam thịt lợn có chứa 170mg purin

+ Trong 100 gam thịt bò có chứa 150mg  purin

Khẩu phần ăn hợp lý cho người bệnh gút

Với lượng purin đã được nêu rõ như trên, thì đối với một người 50kg không nên ăn quá 100gam thịt/ ngày, đặc biệt là các loại phủ tạng động vật chứa khá nhiều nhân purin, hạn chế ăn các loại thịt đỏ, hải sản nói chung. Một lưu ý là các loại rau, củ, quả có khả năng tăng trưởng nhanh như măng, giá đỗ.. cũng làm tăng tổng hợp axit uric .Ngoài ra, nên giảm các loại chất kích thích như bia rượu, thuốc lá vì nó gây hại cho gan thận.

Có những loại thực phẩm nghèo purin, khuyến khích người bệnh gút sử dụng như: các loại hạt, sữa tươi, sữa chua, trứng, bơ… Các loại rau như: actiso, xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, cải bẹ xanh, khoai tây..., nên uống nhiều nước đặc biệt là các loại nước khoáng chứa nhiều bicarnonat để tăng cường  thải axit uric qua nước tiểu.

Bệnh gút và người cao tuổi gần như là một đôi bạn đồng hành, vì thế ở người cao tuổi chế độ dinh dưỡng cần phải nghiêm ngặt, vừa bổ dưỡng, cân đối khẩu phần ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động vừa tránh làm tăng axit uric máu.

Gút là một căn bệnh khó chữa dứt điểm nên đòi hỏi người bệnh phải kiên trì trong điều trị. Một chế độ ăn uống hợp lý, một lối sống lành mạnh sẽ giúp cho người bệnh vừa tăng cường sức đề kháng, vừa chống lại bệnh tật, mang lại một cuộc sống vui khỏe cho mọi người.

Hồng Nhung.