Chế độ ăn uống là một vấn đề nhạy cảm với người bệnh gút, vấn đề thực tế là do họ cung cấp quá nhiều axit uric trong cơ thể. Chế độ ăn uống của họ cũng khá quan trọng trong việc làm giảm lượng axit uric giống như các phương pháp điều trị được quy định cho người bệnh gút.

Một chế độ ăn có chứa ít purin thường được quy định để bổ sung trong việc điều trị bệnh gút, cũng như để giữ được nồng độ axit uric ở mức bình thường, ngay cả khi người bệnh gút không có các triệu chứng về bệnh.

Những vấn đề cơ bản về purin và axit uric

Hàm lượng purin trong thực phẩm bạn ăn được thoái giáng thành axit uric khi được tiêu hóa. Trung bình một ngày bạn tiêu thụ khoảng 600 mg - 1000 mg lượng purin, một chế độ ăn lý tưởng nhằm giảm được lượng axit uric trong cơ thể đối với những người bệnh gút thường có chứa khoảng 100 mg – 150 mg purin mỗi ngày.

Để bắt đầu lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống hợp lý, trước tiên bạn phải biết được hàm lượng purin có chứa trong các thực phẩm phổ biến mà mình thường dùng. Đây là một bước khá quan trọng cho những người bệnh gút để biết được những thực phẩm mình nên tránh và những thực phẩm nên ăn. Với nguyên tắc là, thực phẩm chứa nhiều purin sẽ tạo ra nhiều axit uric. Ví dụ các thực phẩm phổ biến mà có hàm lượng purin cao như nội tạng động vật, các loại thịt đỏ, hải sản…

Lập kế hoạch để trong chế độ ăn chứa thấp purin

Sau đây là các gợi ý cho thực đơn hằng ngày chứa lượng thấp purin, hạn chế lượng axit uric sản sinh trong cơ thể:

Bữa sáng: Bột yến mạch ăn kèm với chuối thái nhỏ + một lát bánh mì + một tách cà phê

Bữa trưa: Thịt bò hầm + 1 chén súp + 1 chén cơm + 1 cốc nước

Bữa ăn xế: Hai lát bánh mì + 1 cốc nước

Bữa tối: Rau trộn + trứng + 1 trái chuối + 1 cốc nước

Hãy tìm hiểu thêm hàm lượng purin có trong các thực phẩm hằng ngày của bạn, để có thể thay đổi linh hoạt mà vẫn đảm bảo được lượng purin cung cấp cho cơ thể là vừa đủ.

Hướng dẫn chế độ ăn uống chứa lượng thấp purin

Cách đơn giản nhất là bạn hãy chọn lựa thực phẩm phù hợp với chế độ ăn uống vẫn đảm bảo được lượng purin. Nếu như thực phẩm có chứa lượng chất béo thấp, thì đó là thực phẩm tốt cho người bệnh gút. Sữa ít béo và nước trái cây có chứa ít chất béo có thể làm giảm được lượng axit uric, nhưng bạn hãy tránh ăn các thực phẩm chiên và có thể thay thế bằng các món nướng cũng là một ý tưởng tốt trong việc làm giảm axit uric.

Rượu có thể khó cưỡng lại được nhưng nó có thể làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể bạn. Bia có chứa hàm lượng purin cao nên bạn có thể thay thế bằng việc uống 1 ít rượu vang  thì sẽ an toàn hơn đối với người bệnh gút. Nước là rất quan trọng và rất hiệu quả trong việc giảm được hàm lượng axit uric. Khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày có thể giúp giảm thải lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể bạn.

Hồng Nhung.