Theo thống kê, hiện nay có khoảng 0,3% dân số mắc bệnh gút, nhưng thực tế cho thấy rằng gần nửa triệu bệnh nhân gút tại Việt Nam vẫn chưa được điều trị đúng cách. Để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, cần đi từ nguyên nhân gây ra bệnh vì thế hạ axit uric là vấn đề đầu tiên phải thực hiện.
Sai lầm trong điều trị dẫn đến những hậu quả đáng tiếc
Bệnh gút là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa axit uric trong máu, vì thế những bệnh nhân gút khi đi khám thường được kiểm tra chỉ số axit uric đầu tiên. Chỉ số này là yếu tố quan trọng để xác định một người có mắc bệnh gút hay không nhưng nên lưu ý rằng không phải ai có chỉ số axit uric cao cũng mắc bệnh gút.
Trên thực tế, những bệnh nhân gút thường được chẩn đoán nhầm sang các bệnh khớp khác, hoặc bắt đầu điều trị khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn, hoặc bệnh nhân chỉ uống thuốc giảm đau cho qua các cơn gút cấp mà không kiểm soát chỉ số axit uric về lâu dài,… Chính vì những cách điều trị không đúng cách này khiến cho tỷ lệ bệnh gút ngày càng gia tăng và để lại những hậu quả nặng nề.
Hạ axit uric – yếu tố tiên quyết trong điều trị gút
Yếu tố cốt lõi trong việc điều trị bệnh gút là phải hạ được nồng độ axit uric, ngăn chặn được tình trạng nồng độ này vượt quá ngưỡng cho phép để tránh hình thành các cơn đau gút cũng như việc hình thành nên các cục tophi. Do đó, trong phác đồ điều trị bệnh gút cần kết hợp các thuốc giảm cơn đau gút cấp nhanh chóng và thuốc giúp đưa nồng độ axit uric về ngưỡng an toàn, ổn định, lâu dài. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải thiết lập một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn.
Ngân Hà.