Axit uric là tác nhân chính trong việc hình thành nên bệnh gút và gây ra sự tổn thương thận. Vì vậy, để điêu trị hiệu quả bệnh gút cần phải giảm được lượng axit uric dư thừa đồng thời tăng cường chức năng thận.
Axit uric máu là nguyên nhân gây nên bệnh gút.
Cùng với các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn lipid máu,… thì bệnh gút cũng là một trong các bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể và đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
Bệnh gút thường xuất hiện ở các quý ông độ tuổi trung niên, bệnh hình thành do sự tăng axit uric máu, gây lắng đọng các tinh thể muối urat tại một số nơi như khớp, thận, sụn xương…Người bệnh gút, bị đau dữ dội trong các đợt viêm cấp tính gây ra những tổn thương xương khớp, những hậu quả nghiêm trọng kèm theo như viêm đa khớp, tháo khớp, suy thận…
Giảm axit uric, tăng cường chức năng thận
Những năm gần đây, y học hiện đại đã tiến bộ rất nhiều trong việc tìm ra các phương pháp điều trị bệnh gút. Một số nhóm thuốc đã được sử dụng cho việc điều trị bệnh như: nhóm thuốc có tính đáp ứng đặc hiệu với bệnh gút là colchicine, nhóm thuốc tăng thải axit uric qua thận là probenecid, nhóm thuốc tác động trực tiếp vào enzyme xanthioxydase là allopurinol… Tuy nhiên, những tác dụng phụ không mong muốn của các loại thuốc này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân.
Hồng Nhung.