Bệnh gút ngày càng trở nên phổ biến cùng với sự phát triển của xã hội, có thể nói đời sống con người càng cải thiển và nhu cầu ăn uống được nâng cao thì gút cũng tăng nhanh theo đó. Tuy căn bệnh này không còn xa lạ với chúng ta nhưng điều đáng lưu ý là dấu hiệu của bệnh lại rất dễ nhầm với các bệnh khớp khác dẫn đến chẩn đoán nhầm và điều trị không đúng.

Mối liên hệ giữa nồng độ acid uric máu và bệnh gút

Bệnh gút xuất hiện khi trong cơ thể chúng ta có sự rối loạn chuyển hóa, dần dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu và hình thành bệnh gút. Có thể nói, chỉ số acid uric là chỉ số quyết định trong việc chẩn đoán một bệnh nhân có bị bệnh gút hay không và mức độ nguy hiểm của bệnh đang ở giai đoạn nào.

Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Nhóm chất này được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm và đồ uống như phủ tạng động vật, thịt đỏ, cá biển, đậu Hà Lan, bia, rượu...Thông thường, lượng acid uric dư thừa sẽ được thận đào thải qua nước tiểu nhưng có thể do chúng ta ăn các đồ ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu khiến tăng tổng hợp acid uric hoặc do chức năng của thận suy giảm khiến giảm đào thải acid uric làm cho lượng acid uric trong máu tăng cao.

Ở giai đoạn khởi phát cho bệnh gút chính là tình trạng acid uric máu tăng vượt trung bình (chỉ số trung bình dưới 420 µmol/l) và hầu như bệnh nhân chưa hề xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Giai đoạn này thường gọi là “tăng acid uric máu”. Tuy nhiên, khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gút cấp. Khi đó, việc tăng acid uric máu đã tiến triển thành bệnh gút. Vì vậy, khi thăm khám sức khỏe mà phát hiện được tình trạng tăng acid uric máu thì bạn hãy bắt đầu cảnh giác với bệnh gút và nên quan tâm hơn đến chỉ số này kể cả khi chưa xuất hiện cơn gút cấp.

 Chỉ số acid uric cảnh báo tình trạng của bệnh gút

Trong thực tế ghi nhận được tại các trung tâm y tế và các bệnh viện, hấu hết các bệnh nhân đang ở tình trạng bị tăng acid uric máu chưa triệu chứng hoặc các bệnh nhân gút khi đã thuyên giảm cơn đau gút thì họ đều không tái khám lại và chỉ đợi khi cơn gút cấp xuất hiện tiếp tục thì họ mới lo lắng và điều trị. Vì vậy, việc kiểm soát và điều trị bệnh gút hầu như đều bị ngắt quãng và không dứt điểm.

Do đó, khi bạn đã bị mắc bệnh gút hoặc bắt đầu điều trị thì phải thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra chỉ số acid uric thường từ 2-3 tháng một lần và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe.

 Chỉ số acid uric là một con số chính xác không phải là một kết quả định tính như cao, bình thường, hay thấp. Dựa trên mỗi mức chỉ số acid uric, các bác sĩ sẽ dự đoán được tình trạng bệnh của bệnh nhân gút đang ở mức độ nguy hiểm nào. Tuy nhiên, mỗi cơ sở khám chữa bệnh đều dùng những loại máy của riêng mình và cho kết quả ở những đơn vị đo lường khác nhau khiến cho các bệnh nhân khó hiểu trong quá trình theo dõi tiến triển của bệnh. Các bạn có thể dựa vào chỉ số acid uric để xác định mức độ diễn biến của bệnh gút theo như bảng số liệu sau:

Bảng tổng hợp các chỉ số acid uric ở trên đã mô tả tổng quan về sự tương quan giữa chỉ số acid uric với tình trạng nguy hiểm của bệnh gút, qua đó cho thấy các bạn nên duy trì chỉ số acid uric của mình ở mức dưới 6mg/dl (tương đương khoảng dưới 400 µmol/l).