Bệnh gút hay gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Tăng axit uric máu là một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh gút. Vậy nồng độ axit uric trong máu ở mức nào là thật sự nguy hiểm đối với bệnh nhân gút?

Nguyên nhân axit uric máu tăng cao

Có thể thấy rằng, chỉ số axit uric là quyết định trong việc chuẩn đoán bệnh gút cũng như mức độ của bệnh đang ở giai đoạn nào, tính nguy hiểm của bệnh gút. Axit uric có trong cơ thể là sản phẩm của quá trình chuyển hóa các chất đạm có nhân purin, các chất đạm này là do các loại thức ăn hằng ngày chúng ta đưa vào cơ thể. Thông thường axit uric khi được sinh ra sẽ được cân bằng nồng độ trong cơ thể bằng các quá trình điều tiết qua thận. Trong một số trường hợp, các chất đạm chúng ta cung cấp vào cơ thể quá nhiều từ thức ăn, cơ thể tự tổng hợp các chất có chứa nhân purin, quá trình bài tiết qua thận kém, chính những nguyên nhân này làm cho nồng độ axit máu cao.

Ban đầu, nồng độ axit uric trong máu cao, nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng của gút, giai đoạn này gọi là “tăng axit uric máu”, chưa phải là bệnh gút. Khi axit uric tiếp tục tăng và kéo dài đến khi sảy ra hiện tượng lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp, gây ra các hiện tượng sưng khớp, nóng đỏ khớp, lúc này được gọi là các cơn đau gút cấp. Axit uric tiếp tục tăng, lượng tinh thể muối urat lắng càng nhiều tại các khớp, lúc này khớp và vành tai nổi các cục u gọi là tophy, bệnh diễn biến qua giai đoạn mạn tính.

Các chỉ số axit uric máu cần quan tâm.

Khi có các dấu hiệu của bệnh gút thì phải thường xuyên đi kiểm tra chỉ số axit uric. Chỉ số này phản ánh tình trạng bệnh nhân đang ở mức nguy hiểm nào.

Mg/dl

µmol/l

Mức độ nguy hiểm của bệnh gút.

<6

< 350

Bình thường: Đây là mức nồng độ axit trong cơ thể bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, không có dấu hiệu của bệnh gút.

6-7

350-400

Cảnh báo: Bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của bệnh gút như ngứa, sưng, đỏ, các cơn đau gút.

>7

>400

Nguy hiểm: Ở mức này các tinh thể muối urat lắng động nhiều hơn tạo nên các cục tophy, bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Chúng ta nên duy trì nồng độ axit uric máu dưới mức 6 mg/dl để tránh những nguy cơ gây ra bệnh gút. Đồng thời, những người bệnh gút nên kết hợp một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường chức năng thận, giữ cho chỉ số axit trong cơ thể ở mức độ cho phép, tránh làm tăng thêm tình trạng bệnh.

 Hồng Nhung.