Đối với người mắc bệnh gout, chế độ ăn uống có ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị bệnh. Trong đó, vấn đề bị gout có được ăn rau muống không là băn khoăn của rất nhiều người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp về vấn đề này.
Người bị bệnh gout có nên hạn chế ăn rau muống?
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn rau muống. Bởi vì một số thành phần trong rau muống có khả năng kích hoạt phản ứng viêm. Do đó, người mắc bệnh gout sau khi ăn rau muống thường gặp tình trạng tê nhức tại các khớp bị viêm, khó vận động và đi lại khó khăn hơn.
Không những vậy, trong rau muống còn có hàm lượng oxalat cao, khi đi vào cơ thể có nguy cơ lắng đọng tại thận gây sỏi thận hoặc sỏi tiết niệu. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải acid uric của thận, khiến cho lượng acid uric trong máu tăng cao và là nguyên nhân gây ra các cơn gout cấp.
Đặc biệt, một số trường hợp bị loét hạt tophi tại các khớp bị viêm thì người bệnh cần tránh ăn rau muống. Bởi ăn rau muống khi có vết thương hở có thể để lại sẹo lồi gây mất thẩm mỹ cho người bệnh.
Vì vậy, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn rau muống. Tốt nhất nên kiêng ăn rau muống trong giai đoạn gout cấp tính bùng phát để tránh gặp phải các cơn đau nhức kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị bệnh gout nên kiêng ăn rau muống
>>> XEM THÊM: Người bị bệnh gút có ăn được thịt lợn không? Ăn bao nhiêu là đủ?
3 loại rau người bệnh gout không nên ăn
Ngoài rau muống, còn có một số loại rau người bị bệnh gout không nên ăn đó là măng tây, rau dền và cà chua. Nếu bạn đang băn khoăn không biết người bị bệnh gout nên kiêng ăn rau gì thì hãy lưu ngay những loại dưới đây nhé!
Măng tây - Kẻ thù của bệnh gout
Người bị bệnh gout không nên ăn măng tây. Trong măng tây có chứa hàm lượng purin cao, có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Người bị gout khi ăn măng tây sẽ có nguy cơ cao bùng phát cơn gout cấp. Do đó, loại rau này thường không được khuyến khích với người bệnh gout.
Bệnh gout kiêng ăn rau dền
Giống với rau muống, rau dền cũng có các thành phần gây kích hoạt phản ứng viêm, khiến cho các khớp dễ bị sưng đau. Rau dền cũng chứa hàm lượng lớn acid oxalic, khi tiêu thụ có thể gây lắng đọng tinh thể oxalat ở thận tạo thành sỏi. Từ đó, gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải của thận, làm giảm quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Do đó, người bệnh gout cũng nên hạn chế ăn rau dền.
Người mắc bệnh gout nên hạn chế ăn cà chua
Tuy không thuộc loại rau nhưng cà chua cũng là một trong những thực phẩm được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều cà chua có thể làm tăng nồng độ acid uric - là nguyên nhân gây bùng phát các cơn gout cấp. Do đó, người bệnh gout nên hạn chế ăn cà chua để tránh làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Măng tây, rau dền và cà chua không tốt cho người bệnh gout
Bệnh gout nên ăn rau gì?
Người bị bệnh gout nên ăn các loại rau giúp hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài cơ thể như rau cải xanh, lá lốt, cần tây,... Dưới đây là gợi ý cho bạn về các loại rau tốt cho người bệnh gout.
Người bệnh gout nên ăn rau cải xanh
Rau cải xanh có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, rau cải xanh còn chứa hàm lượng vitamin C khá lớn, do đó có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương. Đồng thời, hàm lượng vitamin K có trong cải xanh còn giúp ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và làm giảm cholesterol máu ở những người bị mỡ máu cao. Như vậy, rau cải xanh không những tốt cho người bị bệnh gout mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Rau cải xanh giúp đào thải acid uric, tốt cho người bệnh gout
Bông cải xanh tốt cho người bệnh gout
Bông cải xanh hay súp lơ xanh là loại rau chứa rất ít purin - đây là tác nhân gây lắng đọng tinh thể urat tại các khớp. Người bị bệnh gout thường xuyên tiêu thụ bông cải xanh sẽ giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu, ngăn ngừa quá trình viêm và sự tổn thương tại các khớp. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Chất xơ, vitamin C, vitamin B, kali, phospho,…
Lá lốt - Loại rau tốt cho người bị gout
Trong lá lốt có chứa một lượng lớn các hoạt chất alcaloid và flavonoid. Chúng có tác dụng chống viêm, giảm đau và tăng cường tuần hoàn máu. Do đó, lá lốt là loại rau rất tốt cho người bệnh gout. Bổ sung lá lốt trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp người bệnh giảm nhẹ các cơn đau do gout và phòng ngừa cơn gout cấp bùng phát. Ngoài việc dùng lá lốt trong chế biến món ăn, người bệnh cũng có thể ngâm chân với nước lá lốt để giảm nhẹ các cơn đau.
Người bị bệnh gout nên ăn nhiều rau cần tây
Cần tây là loại rau có tính kiềm, có khả năng trung hòa acid uric trong cơ thể, làm giảm sự lắng đọng tinh thể urat tại các khớp. Thường xuyên ăn cần tây sẽ giúp giảm tình trạng dư thừa acid uric và giảm nhẹ triệu chứng sưng đau tại các khớp bị gout.
Cần tây giúp hạ acid uric và giảm sưng đau khớp
>>> XEM THÊM: Thiết kế thực đơn vàng cho người bệnh gout
Một số lời khuyên dành cho người bệnh gout
Bên cạnh một số loại rau gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh gout, người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm sau:
- Nội tạng động vật.
- Thịt đỏ (thịt trâu, bò, chó, lợn,...) và bia rượu.
- Một số loại cá như: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá cơm,...
- Các loại hải sản như: Tôm, cua, sò điệp,…
- Đồ ngọt: Bánh kẹo nhiều đường, nước hoa quả,...
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, việc thay đổi lối sống cũng giúp bạn hạn chế gặp phải các cơn gout cấp. Theo đó, người bệnh nên chú ý đến các vấn đề sau:
- Tập thể dục thường xuyên: Người mắc bệnh gout thường được khuyên tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội,... Tập thể dục đều đặn hàng ngày sẽ giúp bạn duy trì acid uric ở mức thấp, đồng thời nâng cao sức khỏe và khả năng vận động của các khớp bị gout.
- Giữ cân nặng ở mức phù hợp: Một số trường hợp người bệnh bị gout kèm theo béo phì cần kiểm soát trọng lượng cơ thể một cách chặt chẽ. Bởi, béo phì sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu và có nguy cơ gây ra hàng loạt các bệnh mạn tính khác như tiểu đường, bệnh tim mạch. Khi đó, việc điều trị bệnh gout sẽ khó khăn hơn và nguy cơ gặp biến chứng cũng cao hơn.
- Uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp loại bỏ lượng acid uric dư thừa trong máu. Do đó, người bệnh gout nên bổ sung ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày.
Thực hiện lối sống khoa học là điều cần thiết với người bệnh gout
Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, bạn cũng có thể kiểm soát bệnh gout tiến triển bằng việc sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị gout. Các sản phẩm thảo dược có ưu điểm an toàn, không gây tác dụng phụ, phù hợp để sử dụng lâu dài. Chính vì vậy, rất nhiều người bệnh đã ưu tiên sử dụng các sản phẩm thảo dược để quá trình điều trị bệnh gout đạt hiệu quả cao hơn.
Điển hình trong số đó là trạch tả - được biết đến là một trong những thảo dược nổi tiếng bậc nhất với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout. Nghiên cứu tại trường Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc cho thấy, trạch tả có tác dụng tăng cường chức năng hệ bài tiết, tăng khả năng đào thải các chất có hại ra khỏi cơ thể, đặc biệt là acid uric. Do đó, sử dụng các sản phẩm có thành phần trạch tả là giải pháp an toàn và hiệu quả cho người bệnh gout.
Các thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi bị gout có được ăn rau muống không và đưa ra một số gợi ý về các loại rau người bệnh gout nên và không nên ăn. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn đọc vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại dưới bài viết để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/nutrition/best-diet-for-gout
https://www.healthline.com/health/gout/tomatoes-and-gout
https://www.healthline.com/health/foods-to-avoid-with-gout