Điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền được khá nhiều người lựa chọn hiện nay bởi tính an toàn và phù hợp với cơ địa của người Việt Nam. Để tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Quan điểm của y học cổ truyền về điều trị bệnh gout

Theo y học cổ truyền, căn nguyên gây ra gout là do ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp. Từ đó gây đau nhức khớp, co duỗi, vận động khó khăn. Giai đoạn đầu, bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, lâu dần, tà khí vào gân xương gây tổn thương tạng phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn. Tân dịch ứ trệ thành đàm, khí huyết ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết hợp hình thành các u cục tophi nổi tại khớp.

Điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền là phương pháp ông bà ta sử dụng từ xa xưa giúp cải thiện các cơn đau khớp và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Phương pháp này sẽ can thiệp vào máu huyết, tăng cường chính khí và cải thiện chức năng gan thận. Từ đó, hỗ trợ hoạt động chuyển hóa, đào thải bớt acid uric dư thừa trong máu. Điều này đặc biệt hữu ích với quá trình kiểm soát bệnh gout.

Gout-theo-y-hoc-co-truyen-la-do-ngoai-ta-xam-nhap-gay-ra.webp

Gout theo y học cổ truyền là do ngoại tà xâm nhập gây ra

Một số phương pháp y học cổ truyền điều trị bệnh gout

Mục tiêu điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền cũng tương tự như tây y, bao gồm: Điều trị cải thiện triệu chứng đau khớp và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra trên khớp, thận. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền tương ứng với từng thể bệnh khác nhau.

  • Thể phong thấp nhiệt: Người bệnh đột ngột có triệu chứng sưng nóng, đỏ, đau tại khớp ngón chân cái hoặc các khớp khác. Kèm theo đó có thể là sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát nước, miệng khô, tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn,... Đối với thể này, chủ yếu dùng phương pháp “Thanh nhiệt, khu phong trừ thấp, thông lạc”. Bài thuốc dùng trong trường hợp này là bài bạch hổ quế chi thang gia vị (gồm thạch cao, quế chi, tri mẫu, thương truật, hoàng bá, tang chi, ngạnh mễ, phòng kỷ).
  • Thể hàn thấp tý: Nhiều khớp sưng to, đau, kéo dài, co duỗi khó. Tuy nhiên, tại khớp không đỏ, nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da tím sạm đen. Khi chườm nóng cảm thấy dễ chịu, mạch trầm huyền hoặc khẩn, lưỡi nhợt, rêu trắng là triệu chứng của hàn thấp ứ trệ. Chủ yếu trừ hàn hóa thấp chỉ thống là chính. Bài thuốc là độc hoạt tang ký sinh (gồm độc hoạt, tang ký sinh, phòng phong, quế chi, tế tân, tần giao, đỗ trọng, ngưu tất, thục địa, đương quy, đẳng sâm, xuyên khung, bạch thược, phục linh, cam thảo).
  • Bệnh lâu ngày thường làm khí huyết suy yếu, âm dương bất hòa, cần bồi bổ khí huyết can thận để nâng cao chính khí. Bài thuốc thường dùng là bài bổ can thận (gồm đương quy, thục địa, sài hồ, hoài sơn, trạch tả, hà thủ ô, thảo quyết minh, lá sa kê).

Ngoài ra, còn có một số phương pháp khác người bệnh có thể kết hợp để tăng cường hiệu quả điều trị như châm cứu, nhĩ châm, thủy châm, cấy chỉ, xoa bóp, bấm huyệt...

Xoa-bop-la-mot-phuong-phap-ho-tro-dieu-tri-benh-gout-theo-y-hoc-co-truyen.webp

Xoa bóp là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền 

>>> XEM THÊM: Axit uric cao và những bệnh lý tiềm ẩn mà bạn cần phải biết

Ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị bệnh gout hiện nay

Ngày nay, để thuận tiện hơn cho người dùng đồng thời vẫn có thể tận dụng được những ưu điểm của y học cổ truyền trong điều trị bệnh gout, nhiều sản phẩm có thành phần từ thảo dược đã ra đời. Một số thành phần thảo dược thường được sử dụng để cải thiện tình trạng sưng đau khớp do gout như trạch tả, thổ phục linh, hoàng bá...

  • Trạch tả: Theo đông y, trạch tả có tác dụng lợi tiểu, tăng cường chức năng gan, thận. Nhờ đó, khả năng đào thải axit uric ra ngoài qua đường tiểu được tăng cường, hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng nề của gout trên khớp và thận.
  • Hoàng bá: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trong hoàng bá có chứa các chất giúp giảm đau, chống viêm hiệu quả. Nhờ vậy, các triệu chứng trong đợt viêm khớp cấp sẽ được cải thiện, đồng thời giảm thiểu tần suất tái phát các đợt gout cấp sau này. 
  • Thổ phục linh: Tác dụng cường gân cốt của thổ phục linh đã được ông bà ta ứng dụng từ lâu. Ngoài ra, thổ phục linh cũng được chứng minh có khả năng tăng thải trừ axit uric, ngăn ngừa bệnh gút tiến triển. 

Sản phẩm hỗ trợ có chứa các thành phần như trạch tả, hoàng bá, thổ phục linh… sẽ hỗ trợ điều trị gout từ nguyên nhân đến triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng trong tương lai. Thêm vào đó, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm, không lo gặp phải tác dụng phụ.

Mot-so-thao-duoc-co-kha-nang-ho-tro-dieu-tri-benh-gout-theo-y-hoc-co-truyen.webp

Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền

Điều trị bệnh gout theo y học cổ truyền là một phương pháp được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có điều gì thắc mắc thêm, hãy để lại thông tin ở phần bình luận, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32769889/

https://www.healthline.com/health/gout-treatments

https://cmjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s13020-020-0297-y