Trước đây, đối tượng chủ yếu mắc bệnh gout là nam giới, chiếm đến 95%. Tuy nhiên, hiện nay sự xuất hiện bệnh gout ở nữ giới ngày càng gia tăng. Vậy nguyên nhân gây bệnh gout ở nữ giới là gì, phương pháp điều trị nào cho hiệu quả tốt, mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau đây.
Xu hướng mắc bệnh gout ở nữ giới thế nào?
Theo nhiều thống kê, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới nhiều lần. Nhưng điều đó không có nghĩa là nữ giới không thể mắc bệnh. Bệnh gout ở nữ giới có xu hướng khởi phát sau giai đoạn mãn kinh. Từ 60 tuổi trở lên, nguy cơ mắc bệnh gout ở nữ giới và nam giới có tỷ lệ ngang nhau. Còn sau 80 tuổi, nguy cơ mắc bệnh gout ở nữ giới tăng cao hơn so nam giới. Các chuyên gia chỉ ra rằng, nguyên nhân gây ra tình trạng này không chỉ ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng sinh hoạt, mà còn có sự tác động lớn bởi hormon estrogen.
Phụ nữ đến độ tuổi tiền mãn kinh (khoảng từ 51 tuổi trở nên), cơ thể bắt đầu giảm sản xuất hormon estrogen. Mà estrogen giữ vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết acid uric ra ngoài cơ thể nên nguy cơ cao nồng độ acid uric máu tăng vượt ngưỡng cho phép. Nếu nồng độ acid uric trong máu duy trì ở mức cao trong thời gian dài sẽ làm hình thành nên các tinh thể muối urat. Các muối này có xu hướng lắng đọng tại mô xung quanh khớp. Lâu dần hình thành nên các hạt tophi có kích thước lớn, gây viêm khớp. Đây cũng chính là lúc bệnh gout được hình thành.
Tỷ lệ phụ nữ đến giai đoạn mãn kinh bị gout ngày càng tăng
>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây bệnh gút mà bạn có thể bỏ qua
Bệnh gout ở nữ giới có triệu chứng gì khác biệt?
Các triệu chứng bệnh gout nói chung và ở nữ giới nói riêng, về cơ bản đều tương tự nhau. Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng gout ở nữ thường diễn ra âm thầm, không có dấu hiệu bệnh rõ rệt. Theo nhiều đánh giá, triệu chứng của các cơn đau gout gặp ở nữ giới thường nhẹ, ít dữ dội. Tuy nhiên, sự hình thành của các cục tophi tại khớp lại nhanh hơn. Chỉ khi người bệnh cảm thấy đau ở các khớp đầu ngón chân, tay,... đồng thời có các cục tophi nổi lên thì bệnh mới được phát hiện.
Một số triệu chứng của bệnh gout ở nữ giới như:
Cơn gout cấp
Các cơn gout cấp ở nữ giới thường xuất hiện vào ban đêm một cách đột ngột. Khớp bị sưng to, đỏ, nóng, phù nề và chỉ cần chạm nhẹ cũng đã rất đau. Cơn gout cấp rất dễ tái phát, có khi chỉ sau một bữa ăn giàu đạm là người bệnh có thể gặp ngay cơn đau khớp. Một số yếu tố nguy cơ có thể làm khởi phát cơn gout cấp như ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, sau khi gặp phải chấn thương, làm việc gắng sức hoặc áp lực căng thẳng, …
Cơn gout cấp gây đau đớn dữ dội
Sự lắng đọng tinh thể urat
Kết quả của sự lắng đọng này là làm hình thành nên các hạt tophi dưới da gây nên bệnh khớp mạn tính do urat.
- Các hạt tophi được hình thành trong khoảng thời gian dài. Khi chúng đã bắt đầu xuất hiện thì số lượng và khối lượng cũng tăng lên nhanh chóng. Khi kích thước của các hạt tophi này quá lớn có thể gây loét tại vùng da bao bọc chúng. Một số vị trí hay xuất hiện hạt tophi như: Sụn vành tai, ngón chân cái, mu bàn chân, khuỷu tay, …
- Bệnh khớp mạn tính hình thành do urat thường xuất hiện muộn. Biểu hiện đặc trưng là khớp bị cứng, đi lại khó khăn làm hạn chế vận động, sưng to, có thể có hoặc không có hạt tophi kèm theo.
Dấu hiệu trên thận
Do các tinh thể urat lắng đọng tại các vị trí kẽ thận, bể thận, niệu quản trong một khoảng thời gian dài nên có thể gây ra tình trạng sỏi thận hoặc nghiêm trọng hơn là tổn thương thận.
- Sỏi thận: Khoảng 10-20% người mắc bệnh gout bị sỏi thận do lắng đọng các tinh thể muối urat. Các sỏi này có tính chất không cản quang, kích thước nhỏ nên khó có thể phát hiện.
- Các tổn thương trên thận: Dấu hiệu của tình trạng này là trong nước tiểu có protein, hồng cầu, bạch cầu vi tinh thể,… Về lâu dài sẽ dẫn đến suy thận.
Biện pháp điều trị bệnh gout ở nữ giới
Điều trị bệnh gout ở nữ giới cũng cần phải tuân thủ các mục tiêu: Đưa nồng độ acid uric máu về mức ổn định, đồng thời cần phải có biện pháp dự phòng các biến chứng của gout có thể xảy ra.
Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt
Chế độ dinh dưỡng luôn là yếu tố cần thiết trong điều trị bệnh gout ở nữ giới.
- Hạn chế tối đa lượng purin đưa vào cơ thể có ở các nguồn thực phẩm như nội tạng động vật, tôm, cua, cá,… Người bệnh vẫn có thể ăn thịt nhưng không quá 150g/ngày.
- Tăng cường bổ sung các nguồn vitamin, khoáng chất,... có trong rau củ quả cho cơ thể.
- Tăng cường uống nước để thải trừ nhanh acid uric ra ngoài.
- Nên giảm cân để không tạo áp lực lớn nên các khớp. Tập thể dục thể thao nhẹ nhàng.
Vận động nhẹ nhàng giúp ngăn ngừa bệnh gout ở nữ giới
Sử dụng thuốc điều trị
Có 2 nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị bệnh gout ở nữ giới:
Nhóm thuốc chống viêm: Bao gồm Colchicin, NSAIDs và Corticoid. Các thuốc này được sử dụng với mục đích giảm đau và kháng viêm. Trong nhóm thuốc này chỉ có NSAIDs là người bệnh có thể tự sử dụng mà không cần đến sự chỉ định của bác sĩ khi gặp cơn đau gout cấp. Còn 2 thuốc còn lại nhất định phải có sự chỉ dẫn về liều và cách dùng của bác sĩ để phòng ngừa nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn.
Nhóm thuốc giảm acid uric máu: Bao gồm 2 nhóm nhỏ với 2 cơ chế tác dụng khác nhau là ức chế tổng hợp và tăng thải trừ acid uric. Cả hai nhóm thuốc này đều được chỉ định trong trường hợp người bệnh có cơn gout cấp để đưa nồng độ acid uric về ngưỡng ổn định nhanh chóng. Hiệu quả của nhóm thuốc này đều đã được chứng minh trên lâm sàng. Tuy nhiên, các tác dụng phụ mà chúng đem lại cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe người bệnh. Do đó, cần hết sức thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này.
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh gout ở nữ giới
Sử dụng các thảo dược lành tính
Bên cạnh việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm, sử dụng thuốc điều trị để đưa nồng độ acid uric về ngưỡng cho phép thì người bệnh có thể kết hợp với một số thảo dược thiên nhiên giúp tăng cường hiệu quả điều trị. Một số thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả phải kể đến đó là trạch tả, ba kích, thổ phục linh, hạ khô thảo,…
Trong một nghiên cứu của Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc đã chứng minh: Trạch tả có chứa các hoạt chất giúp hỗ trợ giảm acid uric trong máu, tăng cường đào thải qua đường tiểu. Cùng với thổ phục linh và ba kích đều giúp lợi xương khớp, giảm các triệu chứng đau do cơn gout cấp gây ra. Ưu điểm của các loại thảo dược này là tác dụng phụ của chúng hầu như không có. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mà không phải lo lắng về các tác dụng không mong muốn mà chúng đem lại.
Một số thảo dược có khả năng cải thiện triệu chứng bệnh gout ở nữ giới
Bệnh gout ở nữ giới là bệnh lý đang có xu hướng gia tăng hiện nay. Về các triệu chứng bệnh và phương pháp điều trị thì không có gì khác biệt so với nam giới. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lơ là, chủ quan để đến khi tiến triển đến giai đoạn nặng rồi mới được phát hiện và điều trị thì đã muộn, nguy cơ gặp phải biến chứng cao. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin về bệnh gout ở nữ giới. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì thêm, xin hãy để lại bình luận phía bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2860089/
https://www.webmd.com/women/news/20100330/age-drinking-raise-womens-gout-risk
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gout/symptoms-causes/syc-20372897