Ngón chân cái sưng nhức là biểu hiện của nhiều vấn đề về xương khớp, trong đó có bệnh gút. Nếu bạn đang bị đau nhức ngón chân cái thì hãy dành 3 phút đọc bài viết dưới đây để tìm cho mình phương pháp cải thiện hiệu quả.
Ngón chân cái sưng nhức có phải là biểu hiện bệnh gút?
Gút là một loại viêm khớp do vi tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây ra. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gút là những cơn đau khớp xuất hiện đột ngột giữa đêm và gần sáng. Vị trí khớp thường gặp nhất là khớp ngón chân cái, chiếm khoảng 60-70%. Ngoài ra, các triệu chứng của gút cũng có thể xuất hiện ở nhiều khớp khác như mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay…
Theo chuyên gia, ngón chân cái bị sưng nhức nhiều khả năng là triệu chứng của bệnh gút. Khi bị lắng đọng tinh thể urat, khớp ngón chân cái sẽ có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau. Cơn đau thường dữ dội, đôi khi chỉ cần chạm nhẹ cũng đã rất đau. Tình trạng này khiến người bệnh bị hạn chế rất nhiều trong cử động và sinh hoạt hàng ngày. Sau từ 5-7 ngày, cơn đau sẽ thuyên giảm dần, khớp ngón chân cái có thể cử động lại bình thường.
Ngón chân cái bị sưng nhức có thể là dấu hiệu của cơn gút cấp
>>> XEM THÊM: Tinh thể urat có liên quan thế nào với bệnh gout?
Phương pháp cải thiện tình trạng ngón chân cái sưng và đau nhức tại nhà
Tình trạng sưng đau ngón chân cái do gút nếu không được kiểm soát tốt có thể tiến triển nặng và ảnh hưởng nhiều chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng này:
Sử dụng thuốc giảm đau
Có 3 nhóm thuốc quen thuộc được sử dụng để giảm đau do gút là:
- Colchicine: Đây là thuốc giảm đau, chống viêm đặc hiệu cho bệnh gút. Mặc dù thuốc có hiệu quả giảm đau gút nhanh nhưng lại tiềm ẩn một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy...
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Một số thuốc hay được sử dụng như ibuprofen, naproxen... Các thuốc này có tác dụng cắt cơn đau gút, giảm sưng viêm, tấy đỏ tại các khớp. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng cho người cao tuổi, người có tiền sử loét dạ dày - tá tràng...
- Corticosteroid: Nhóm thuốc này chỉ được dùng khi người bệnh không đáp ứng với 2 nhóm thuốc kể trên. Tuy corticosteroid có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm, sưng đau khớp nhưng chỉ nên dùng với liều hạn chế và ngắn ngày.
Sử dụng thuốc tây cải thiện sưng nhức ngón chân cái
Ngâm chân giúp giảm đau gút
Khi cảm thấy ngón chân cái bị sưng nhức, nhiều người có thói quen sử dụng thuốc tây để giảm đau nhanh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc tây có thể gây ra tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Do đó, để cải thiện triệu chứng này, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:
- Ngâm chân bằng muối và gừng
Gừng kết hợp cùng muối hạt vừa có tác dụng giảm đau nhức, vừa giúp khử trùng hiệu quả. Việc chuẩn bị nguyên liệu và thực hiện phương pháp này khá đơn giản. Cụ thể là: Đun nước tới khi đạt nhiệt độ 50 – 60 thì cho gừng đã được đập dập cùng muối hạt vào đun thêm cho tới khi nước sôi hẳn. Sau đó, để nước nguội còn khoảng 30 – 40 độ thì ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút.
- Ngâm chân bằng nước chè xanh
Chè xanh rất giàu phenol cùng nhiều hoạt chất quý có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và chống lão hóa rất tốt. Nhiều người mắc bệnh gút sử dụng nước chè xanh ngâm chân cho hiệu quả giảm đau rất tích cực.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy chè xanh rửa sạch, vò sơ qua và đun sôi. Để nước nguội thì đem ngâm chân trong khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày. Tốt nhất là nên ngâm chân vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Ngâm chân bằng lá tía tô
Lá tía tô có tác dụng giảm đau, chống viêm nên góp phần cải thiện triệu chứng sưng đau khớp do gút hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi khoảng 10 phút. Để nước lá tía tô nguội thì dùng ngâm chân. Đây là phương pháp đơn giản nhưng cho hiệu quả tích cực giúp giảm đau gút nhanh chóng.
Ngâm chân bằng lá tía tô giúp cải thiện tình trạng ngón chân cái bị sưng và nhức
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị gút an toàn
Hiện nay, nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng thảo dược như trạch tả, nhàu, hoàng bá, nhọ nồi... an toàn và đem lại hiệu quả đáng kể. Các thảo dược này không chỉ được dùng trong bài thuốc chữa gút theo y học cổ truyền mà y học hiện đại cũng đã chứng minh tác dụng giảm đau gút, hạ acid uric máu của chúng.
- Trạch tả đã được chứng minh có tác dụng lợi tiểu, tăng cường chức năng thận từ đó giúp đào thải acid uric ra ngoài dễ dàng hơn. Khi đó, nồng độ acid uric máu được kiểm soát trong mức cho phép, giảm nguy cơ tái phát cơn gút cấp.
- Quả nhàu có chứa hoạt chất giúp ức chế enzyme xanthine oxidase (XO) tham gia tổng hợp acid uric. Từ đó giúp giảm nồng độ chất này trong máu, ngăn ngừa sự hình thành và lắng đọng tinh thể urat tại khớp.
- Hoàng bá có khả năng giảm đau và chống viêm mạnh. Nhờ vậy mà hoàng bá giúp cải thiện triệu chứng sưng đau khớp, giảm nguy cơ tái phát cơn gout cấp.
Sự kết hợp của các thành phần thảo dược kể trên trong một sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp tăng cường khả năng hỗ trợ điều trị bệnh gút, đưa nồng độ acid uric về ngưỡng cho phép và ngăn ngừa nguy cơ tái phát cơn gút cấp. Vì vậy, nếu không có thời gian đun sắc dược liệu và để đảm bảo thu được hoạt chất tối đa thì bạn có thể lựa chọn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ này để cải thiện tình trạng sưng đau khớp ngón chân do bệnh gút.
Trạch tả có tác dụng hỗ trợ điều trị gút hiệu quả
Ngón chân cái bị sưng nhức là biểu hiện điển hình của bệnh gút nhưng cũng có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý xương khớp khác. Do đó, để chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở y tế uy tín. Ngoài ra, nếu bạn có thắc mắc gì khác, đừng ngần ngại mà hãy đặt câu hỏi ở phần bình luận, các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/big-toe-pain#common-causes
https://www.healthline.com/health/sharp-pain-in-big-toe#causes
https://www.verywellhealth.com/causes-of-pain-at-the-big-toe-joint-1337792