Gút là một bệnh xương khớp khá phổ biến gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho người mắc. Từ xa xưa, đông y đã biết tới nhiều cách chữa bệnh gút thông qua việc sử dụng thảo dược thiên nhiên, trong đó cây trạch tả là vị thuốc thường được sử dụng nhất. Vậy cây trạch tả mang đến công dụng như thế nào cho người bị gút? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau.

Nguyên nhân hình thành cơn đau gút

Gút là bệnh lý khá phổ biến trong đời sống hiện đại. Bệnh thường gây đau ở các khớp nhỏ trên cơ thể như: Khớp ngón chân cái, khớp bàn tay, ngón tay. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bệnh cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều vị trí khác như: Khớp đầu gối, khớp khuỷu tay, khớp vai,…

Nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gút là do sự dư thừa của axit uric trong cơ thể. Axit uric được tạo ra từ quá trình phân hủy purin – một hợp chất có sẵn trong cơ thể và các loại thực phẩm như: Hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt gia cầm,…

47.jpg

Thịt đỏ gây tăng axit uric

Bình thường, axit uric hòa tan trong máu và được thận đào thải ra khỏi cơ thể thông qua quá trình bài tiết nước tiểu. Khi axit uric trong máu sản sinh ra quá nhanh hoặc thận không đủ khả năng để đào thải, chúng sẽ tích tụ và hình thành các tinh thể hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại mô khớp và gây ra tình trạng viêm, sưng, đau.

 Bên cạnh đó, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng axit uric trong máu và gây ra cơn đau bệnh gút, bao gồm:

- Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu purin.

- Do dùng thuốc điều trị ung thư, thuốc lợi tiểu trong thời gian dài.

- Do mắc một số bệnh liên quan tới rối loạn chuyển hóa như: Tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì,…

- Bệnh gút cũng có thể liên quan tới yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người bị bệnh gút thì nguy cơ bạn mắc phải căn bệnh này cũng sẽ cao hơn. 

Công dụng của cây trạch tả với người bị bệnh gút

Trạch tả là thảo dược có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, với tác dụng tiêu viêm, long đờm, lợi tiểu, thanh nhiệt, được đông y dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, gan rất hiệu quả. Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong thân và rễ trạch tả có chứa các hoạt chất như: Api Alisol A, Alismol, Alismoxide và các Alisol A, B, C, Choline…

Các hoạt chất này được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường khả năng chuyển hóa nước, hỗ trợ hệ bài tiết, chống đông máu, ổn định huyết áp, chống nhiễm độc gan, thận, từ đó giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể, trong đó có axit uric – tác nhân chính gây ra cơn đau gút một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan, phòng chống gan nhiễm mỡ - một trong những vấn đề mà người bị bệnh gút thường mắc phải. Chính vì vậy, so với các loại thuốc tây điều trị bệnh gút có thể gây nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe thì bài thuốc chữa bệnh gút từ trạch tả mang đến công dụng giảm axit uric máu, giảm đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát an toàn, hiệu quả hơn.

Cách chữa bệnh gút bằng cây trạch tả

Có rất nhiều cách để sử dụng cây trạch tả cải thiện bệnh gút. Bạn có thể tham khảo một số cách đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà như sau:

Trà trạch tả

Cách làm này tương đối đơn giản, bạn lấy khoảng 10g trạch tả, loại bỏ sạch các tạp chất rồi phơi khô. Dùng trạch tả phơi khô hãm cùng nước sôi trong khoảng 10 phút. Uống trà trạch tả đều đặn hàng ngày, bạn sẽ nhận thấy bệnh gút ít tái phát hơn.

97.jpg

Sử dụng trạch tả làm giảm axit uric

Dùng trạch tả nấu cháo

Ngoài cách dùng trà trạch tả, bạn cũng có thể sử dụng dược liệu này để chế biến thành món ăn, bài thuốc cải thiện bệnh gút hiệu quả. Dưới đây là cách nấu cháo trạch tả mà bạn nên biết:

Nguyên liệu: Chuẩn bị 100g gạo, 15g đường, 25g trạch tả.

Cách làm: Vo sạch gạo, trạch tả rửa sạch rồi để vào trong túi vải, túi lưới, buộc miệng túi lại, sau đó cho trạch tả vào nồi đun sôi khoảng 15 phút thì vớt túi vải ra, tiếp tục cho gạo vào nấu chín nhừ thành cháo. Bạn có thể thêm chút muối hoặc đường tùy theo khẩu vị để dễ ăn hơn.

Lưu ý:

Do trạch tả là giống thảo dược thuộc tính mát, lạnh, nên khi sử dụng loại cây này, bạn cần chú ý liều lượng phù hợp, cố gắng không nên uống nhiều quá.

Những người có thể chất hàn lạnh hoặc dạ dày không tốt, nếu uống trạch tả quá mức trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chuyên gia khuyến khích, ngoài việc uống nước trạch tả, mọi người cũng nên rèn luyện cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh để sức khỏe luôn được chăm sóc tốt nhất.