Bệnh gút là bệnh lý đặc trưng bởi, sưng nóng đỏ, và đau dữ dội, đặc biệt hay khởi phát về đêm hoặc khi đang lao động. Tính chất đau trong bệnh gút còn được gọi là “vua của đau”, gây trở ngại đến sức khỏe và đa phần các bệnh nhân gút phải âm thầm chịu đựng các cơn đau do gút suốt cuộc đời. Vậy  nguyên nhân nào khiến bệnh gút lại khó điều trị dứt điểm đến thế?

Đầu tiên, phải kế đến là do tính chất bệnh. Bệnh gút có nguyên nhân đa phần liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa tý lệ chiếm 95 %. Do đó việc điều trị dứt điểm trở nên rất khó khăn do yếu tố di truyền khó kiểm soát. Có đến 20% người bị gút có cha mẹ cũng bị bệnh này. Đây là một con số cảnh báo cho những đối tượng có người thân mắc gút.

Thứ hai, về phương pháp điều trị thì cho đến nay chưa có một biện pháp điều trị triệt để căn bệnh này. Mặc dù đã tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây viêm sưng các khớp là do các tinh thể urat lắng đọng tại  khớp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu  nào để ngăn chặn quá trình lắng đọng này. Việc điều trị theo tây y hiện nay chủ yếu là sử dụng chống viêm, giảm đau và thuốc  ngăn cản hình thành acid uric. Bên cạnh hiểu quả điều trị người bệnh cần đề phòng các tác dụng phụ của các thuốc này trên: gan, thận và dạ dày.

Thứ ba, không thể không nói đến là thói quen dùng thuốc và khả năng tự chữa bệnh của bệnh nhân. Đây là một khó khăn rất lớn trong điều trị bệnh không chỉ đối với bệnh gút mà còn cả các bệnh lý khác. Tuy nhiên bệnh gút lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ ăn uống và sinh hoạt. Do đó, việc điều trị càng trở lên khó khi, người bệnh không tự ý thức được việc điều trị của mình. Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân gút, nếu không tuân thủ nghiêm ngặt, chỉ một lần ăn uống thả phanh bệnh gút cũng có thể tái phát ngay. Một phần cũng là do tâm lý chủ quan của người bệnh, uống thuốc là có thể ăn uống thoải mái. Do đặc thù riêng của bệnh mà phương pháp điều trị cũng cần duy trì.

Bông tuyết