Thói quen ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng đối với người đang bị bệnh gút. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh gút tái phát. Ngược lại, thói quen ăn uống bừa bãi chính là tác nhân gây ra những cơn đau gút cấp tính. Dưới đây là 4 thói quen ăn uống bạn cần dừng ngay lập tức.
Vạch mặt 4 thói quen ăn uống khiến bạn “khóc ròng” vì đau gút
Bệnh gút (hay còn gọi thống phong) là một dạng của viêm khớp khá phổ biến trong đời sống hiện đại. Đây là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat hình kim sắc nhọn tại các mô, khớp gây ra đau đớn cho người bệnh. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể sẽ khiến bạn phải “khóc ròng” vì bị cơn đau hành hạ. Dưới đây là 4 thói quen ăn uống cực có hại, người bệnh cần thay đổi ngay:
1. Thói quen ăn nhiều chất đạm
Kinh tế phát triển, đời sống được cải thiện, người ta có xu hướng sử dụng nhiều hơn các thực phẩm giàu chất đạm. Chất đạm là thực phẩm bổ dưỡng, rất tốt chơ cơ thể. Tuy nhiên, với những người đang mang trong mình căn bệnh gút quái ác thì đây không phải là một lựa chọn thông minh.
Các loại thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, cá, đồ hải sản, thịt đỏ, phủ tạng động vật, nấm, măng,… đều có hàm lượng purin cao. Khi purin vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Axit uric dư thừa, không được đào thải ra ngoài sẽ kết tinh thành tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp, gây ra cơn đau gút cấp. Do đó, nếu vẫn đang giữ thói quen ăn nhiều chất đạm thì bạn cần bỏ ngay lập tức và thay bằng thực phẩm lành mạnh hơn như rau xanh, hoa quả, sữa ít béo,…
2. Thói quen lười uống nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đặc biệt, nước giúp pha loãng lượng axit uric máu. Axit uric sẽ được đào thải qua nước tiểu một cách dễ dàng hơn. Nhờ đó, lượng axit uric trong máu sẽ giảm và hạn chế được cơn gút tái phát.
Khi uống ít nước, mật độ axit uric trong máu sẽ tăng lên, kích hoạt các cuộc tấn công của cơn đau gút cấp tính. Thiếu nước cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, sỏi thận,…
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, bạn nên uống 8 -12 ly nước mỗi ngày (khoảng 2 – 3 lít nước). Tuy nhiên, bệnh nhân lưu ý không nên uống quá nhiều nước so với quy định của bác sĩ vì cũng sẽ gây hại cho cơ thể.
3. Thói quen uống rượu, bia
Trong bia có chứa hàm lượng purin cao, khiến lượng axit uric trong máu tăng nhanh. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm và đưa ra kết luận, nếu mỗi tuần uống đều đặn 2 - 4 cốc bia thì nguy cơ mắc gút của bạn sẽ tăng lên 25% so với những người hoàn toàn không sử dụng loại nước uống này. Tóm lại, nếu bạn uống càng nhiều bia thì nguy cơ bị gút tấn công càng cao.
Những người sử dụng rượu mạnh cũng sẽ có chung số phận tương tự. Chỉ cần bạn uống mỗi ngày một hớp rượu mạnh trong vòng 1 tháng thì bạn đã có nguy cơ mắc bệnh gút. Nếu uống từ 2 hớp rượu mạnh mỗi ngày trở lên thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 60% so với người bình thường không uống rượu. Vì vậy, người bệnh gút nên giảm hoặc dừng hẳn việc sử dụng bia hoặc rượu mạnh và có thể thay thế bằng rượu vang sẽ có lợi hơn.
4. Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh
Các thực phẩm chế biến sẵn như gà rán, xúc xích, khoai tây chiên,… có lượng dầu mỡ cao gấp 2 lần so với chế biến thông thường, không tốt cho sức khỏe. Nếu sử dụng quá nhiều các thực phẩm này sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc gút cũng như một số bệnh phổ biến khác.
Hoàng Linh