Đau gút là tình trạng xảy ra khi acid uric trong cơ thể ở mức dư thừa vì thận không hoạt động tốt. Theo thống kê, ngày càng nhiều trường hợp bệnh nhân bị gút. Căn bệnh gây đau đớn và suy nhược này là do viêm khớp, dẫn đến sự khó chịu trong chuyển động. 3 thói quen xấu dưới đây tố cáo nguyên nhân tại sao bệnh gút mãi không khỏi!

Trên thực tế, nồng độ acid uric tăng từ 20 - 30 năm trước khi gây ra bất kỳ vấn đề gì, đó là lý do tại sao bệnh gút thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi.

Những thói quen nên từ bỏ ngay để cải thiện cơn đau gút

1. Ăn quá nhiều thức ăn giàu purin

Thực trạng bệnh gút tăng nhanh ở Việt Nam có liên quan đến thói quen sống và sinh hoạt, trong đó, chủ yếu là chế độ ăn uống thiếu khoa học. Chế độ ăn giữ một vai trò lớn trong việc tạo ra tác nhân gây bệnh gút, lên đến 12%.

Gút là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, khiến cho nồng độ acid uric tăng cao, dẫn đến việc ứ đọng tinh thể muối urat tại các khớp, gây viêm và đau khớp. Vì thế, các loại đồ ăn, thức uống làm tăng nồng độ acid uric trong máu hay ức chế việc đào thải acid uric thì tốt nhất người bệnh không nên sử dụng.

Trong các loại thịt đều có chứa hàm lượng purin khác nhau. Các nghiên cứu cho thấy, thịt trắng sẽ tốt cho người bệnh gút hơn so với thịt đỏ, vì hàm lượng puirn của thịt trắng thấp hơn thịt đỏ rất nhiều. Thịt gà tây, thịt ngỗng là 2 thực phẩm có chứa hàm lượng purin rất cao so với các loại thức ăn khác. Thịt gà và thịt vịt là sự lựa chọn khá an toàn cho người bệnh gút. Đối với người bệnh gút thì không nên ăn các loại nội tạng như: Gan, thận, tim,… vì chúng chứa nhiều purin hơn cả thịt đỏ. Các loại hải sản, măng tây, rau bó xôi và nấm cũng là những thực phẩm chứa hàm lượng purin rất cao. Người bệnh gút không cần phải kiêng hoàn toàn những thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày, nhưng nên sử dụng với hàm lượng nhỏ để ngăn chặn việc hình thành cơn gút cấp tính tái phát.

2. Uống nhiều đồ uống có cồn như bia, rượu

Ngoài việc sử dụng nhiều chất đạm trong bữa ăn thì tình trạng sử dụng bia, rượu thiếu kiểm soát cũng là nguyên nhân gây nên bệnh gút. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới 75 - 84% bệnh nhân gút uống rượu, bia trung bình từ 7 - 10 năm.
Những người thường xuyên uống rượu, bia có nguy cơ mắc bệnh gút cao gấp 3 lần so với người khác. Theo các chuyên gia, uống rượu, bia nhiều không chỉ làm tăng nồng độ acid uric trong máu, mà còn ngăn chặn việc đào thải chất này ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu. Chính vì thế, các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, người bệnh nên kiêng rượu, bia hoàn toàn để giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

3. Thói quen nhịn tiểu

Bàng quang của con người chỉ có thể chứa tối đa khoảng 0,5 lít chất lỏng. Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, não bộ sẽ thông báo cho cơ thể cần phải đi vệ sinh để xả hết nước trong bàng quang. Một người khỏe mạnh trung bình một ngày đi tiểu từ 4 - 7 lần, trong đó đi tiểu đêm 1 lần. Số lần đi tiểu phụ thuộc vào lượng chất lỏng bạn nạp vào cơ thể. Khi uống quá nhiều cà phê, rượu hoặc tâm lý căng thẳng, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Nhịn tiểu là thói quen của nhiều người. Bởi ai cũng nghĩ rằng, nhịn một chút rồi đi cũng chẳng sao. Những người có thói quen nhịn tiểu khiến acid uric có cơ hội tích lũy trên đường tiểu. Vì không thải ra ngoài nên acid uric phải lắng xuống, do đó mà có cơ hội ngấm dần vào máu, gây nên tình trạng dư thừa acid uric – biểu hiện rõ nhất của bệnh gút.

Hải Vân